Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ

(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 4 tháng đầu năm nay, NK tôm vào Nhật Bản đạt 638 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia Châu Á bị ảnh hưởng sớm nhất bởi dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu NK tôm của thị trường này cũng phần nào chịu tác động từ dịch bệnh này. Trong top 5 nguồn cung tôm chính cho Nhật Bản, NK tôm vào Nhật Bản từ Ấn Độ tăng mạnh nhất, NK từ Việt Nam, Trung Quốc tăng nhẹ trong khi NK từ Thái Lan, Indonesia giảm.

Theo ITC, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm 26,5% tổng giá trị NK tôm vào nước này. Thái Lan đứng thứ hai chiếm 16,7%, tiếp đó là Indonesia với 15,8% và Ấn Độ với 12,2%. Giá trung bình NK tôm từ Việt Nam và Thái Lan cao nhất, lần lượt là 11 USD/kg và 11,25 USD/kg. Trong top các nhà cung cấp chính, Việt Nam phải cạnh tranh về giá với các nhà cung cấp khác trên thị trường này (Indonesia: 10,25 USD/kg, Ấn Độ: 8,96 USD/kg...).

Đối với tôm nguyên liệu (HS 030617), thuế NK vào Nhật Bản đối với tôm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ đều bằng 0%, thuế NK đối với tôm Argentina và Trung Quốc đều là 1%. Trước khi được hưởng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản, sản phẩm tôm mã HS 160521 và 160529 của Việt Nam sang Nhật lần lượt phải chịu thuế 1,08% và 1,42%.

Đáng chú ý, trong top các nguồn cung chính, NK tôm vào Nhật Bản từ Ấn Độ trong 4 tháng đầu năm nay tăng 19%. Đầu tháng 4 năm nay, Nhật Bản đã giảm tần suất lấy mẫu kiểm tra tôm sú NK vào Nhật Bản từ Ấn Độ từ 100% xuống 30% do kiểm tra không còn thấy chất furazolidone trong các lô tôm từ Ấn Độ. Đây là cơ hội tốt để các nhà chế biến tôm Ấn Độ gia tăng XK sang Nhật Bản. Tới nay, Nhật Bản tiêu thụ gần 40% tổng lượng tôm sú XK của Ấn Độ. Như vậy, tôm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với tôm Ấn Độ trên thị trường này.

Giá trung bình NK tôm vào Nhật Bản, T1-T4/2020 (Giá: USD/kg, Nguồn: ITC)

Nguồn cung

T1

T2

T3

T4

TG

9,86

10

10

10

Việt Nam

11

11

11

11

Thái Lan

11

11

11

12

Indonesia

11

10

10

10

Ấn Độ

8,86

8,82

9,31

8,85

Trung Quốc

6,45

6,63

7,62

7,11

Argentina

7,9

7,84

8,81

12

Nga

15

13

13

13

 

Nhập khẩu tôm của Nhật Bản (GT: nghìn USD, Nguồn: ITC)

Nguồn cung

T1-T4/2019

T1-T4/2020

Tăng, giảm (%)

TG

641.290

637.984

-0,5

Việt Nam

166.479

169.538

1,8

Thái Lan

124.396

106.757

-14,2

Indonesia

102.636

101.312

-1,3

Ấn Độ

65.430

77.935

19,1

Trung Quốc

26.504

27.578

4,1

Argentina

49.918

40.998

-17,9

Nga

13.255

24.613

85,7

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Nhật Bản là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Bốn tháng đầu năm 2020, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 180,5 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong tháng 2/2020 với 63,2% và tháng 4/2020 với 19%, XK trong tháng 1 và tháng 3 giảm nhẹ.

Trong nhiều năm nay, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 1 về cung cấp tôm cho Nhật Bản nhờ những lợi thế so với các nguồn cung khác trên thị trường Nhật Bản. Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ 1/12/2008 và Hiệp định Thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ 1/10/2009 đã giúp tạo điều kiện thuận lợi về thuế quan cho XK thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản. XK tôm sang thị trường Nhật Bản thuận lợi hơn khi CPTPP có hiệu lực từ tháng 1/2019.

Năm 2020 được đánh giá là năm thứ 2 kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thấp. GDP thực tế của kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng 0,49% trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2020. Căng thẳng thương mại với Hàn Quốc, diễn biến chính trị tại Mỹ tiếp tục tác động đến kinh tế Nhật Bản. Khả năng Nhật Bản sẽ không tăng nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong đó có tôm trong năm 2020. Dự kiến, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản sẽ không tăng trong năm 2020.

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm