Nhập khẩu tôm của Mỹ tăng mạnh trong tháng 1/2020

(vasep.com.vn) Tháng 1/2020, NK tôm của Mỹ tăng mạnh do dịch bệnh Covid-19 từ Trung Quốc. Các nguồn cung tôm cho Mỹ như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador và Argentina đồng loạt tăng XK tôm nhiều hơn sang Mỹ so với mọi năm.

Theo số liệu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Mỹ NK 65.109 tấn tôm, trị giá 566,2 triệu USD, tăng 19% về khối lượng và tăng 18% về giá trị so với tháng 1/2019. Giá NK trung bình đạt 8,7 USD/kg, giảm 12 cent (tương đương 1%) so với 8,82 USD/kg trong tháng 12/2019 và tháng 1/2019.

Về khối lượng, Ấn Độ vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất trên thị trường Mỹ, chiếm 43,3% tổng khối lượng NK tôm vào Mỹ, Indonesia đứng thứ 2 với 20,3%, tiếp đó Ecuador chiếm 13% và Việt Nam đứng thứ 4 chiếm 6,5%.

Tháng 1/2020, Ấn Độ XK 28.231 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 244,6 triệu USD, tăng 31% về khối lượng và 33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá XK trung bình tôm Ấn Độ sang Mỹ đạt 8,67 USD/kg, tăng 0,14 USD/kg so với tháng 1/2019. Tháng 1 năm nay, Ấn Độ XK nhiều tôm cỡ to sang Mỹ phổ biến trong khoảng từ 20/25 đến 16/20 con/kg, nên giá trung bình XK tôm Ấn Độ sang Mỹ cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tháng 1/2020, Indonesia XK sang Mỹ 13.239 tấn tôm, trị giá 117,1 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và 21% về giá trị trong khi giá trung bình đạt 8,85 USD/kg, giảm 0,17 USD/kg so với tháng 1/2019.

Ecuador XK 8.431 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 52,8 triệu USD, tăng 64% về khối lượng và 62% về giá trị với giá XK trung bình 6,27 USD/kg, giảm 0,06 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 1/2020, theo số liệu của NOAA, trong khi các nguồn cung như Ấn Độ, Ecuador tăng XK vào Mỹ, XK từ Việt Nam sang Mỹ giảm nhẹ. Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với Ấn Độ và Ecuador về giá trên thị trường Mỹ. Các DN Việt Nam hiện đang phải phân bổ tài chính, nguồn lực để vượt qua giai đoạn mà nhu cầu từ tất cả các thị trường NK đều sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh đồng thời sát cánh cùng người nuôi để giữ ổn định nguồn nguyên liệu.

Thông thường, Mỹ tăng NK tôm vào 2 tháng 10 và 11 và Mỹ thường không NK nhiều vào tháng 1. Nguyên nhân Mỹ tăng mạnh NK trong tháng 1 năm nay được cho là các lô hàng cho dịp nghỉ lễ cuối năm bị chậm và tồn kho của Mỹ giảm do doanh số bán trong năm 2019 tăng tốt nên Mỹ tăng NK. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ tôm của Mỹ tăng dịp cuối năm 2019, tình hình kinh tế Mỹ khả quan, giá tôm ở mức hợp lý và doanh số bán tôm tại các kênh dịch vụ thực phẩm ở Mỹ tăng. Các công ty NK của Mỹ có khả năng đang đẩy mạnh mua vào cho Lễ Phục Sinh và đáp ứng xu hướng tiêu thụ cao vào mùa hè. Nhiều ý kiến cho rằng NK tôm của Mỹ trong tháng 1 chưa bị tác động bởi dịch Covid 19.

Mỹ lại vượt Trung Quốc về nhập khẩu tôm

Năm 2019, Trung Quốc là thị trường NK tôm lớn nhất thế giới về khối lượng, NK 718.000 tấn tôm, trị giá 4,4 tỷ USD, tăng 462.000 tấn so với 2018. Riêng tháng 12/2019, Trung Quốc NK 97.000 tấn tôm. Trong khi năm 2019, Mỹ NK 700.065 tấn tôm, ít hơn 18.000 tấn so với Trung Quốc tuy nhiên trị giá 6 tỷ USD, cao hơn 1,5 tỷ USD so với giá trị NK của Trung Quốc.

Ecuador, Ấn Độ, Argentina và Indonesia đều là những nguồn cung tôm chính cho Trung Quốc năm 2019. Tuy nhiên, dịch Covid 19 đã khiến NK của Trung Quốc tạm thời ngưng trệ, nước này đang gặp khó khăn bởi các vấn đề về hạ tầng thương mại và tăng trưởng kinh tế sụt giảm sẽ kéo dài trong nhiều tháng tới của năm nay.

Nhu cầu NK của Trung Quốc hiện giảm, xáo trộn về logistic, lưu kho và chế biến tác động lên toàn bộ chuỗi giá trị thủy sản tại Trung Quốc. Trung Quốc giảm NK, nguồn cung tôm thế giới tăng sẽ khiến giá tôm thế giới giảm. Đầu tháng 2/2020, giá tôm Ấn Độ giảm khoảng 0,5 USD/kg, giá tôm Ecuador cũng giảm từ 15-23% tùy cỡ.

Một nhà NK tôm của Mỹ từ Ấn Độ cho biết, hiện tại, công ty ông chưa bị tác động bởi Covid 19, tuy nhiên với diễn biến dịch bệnh đang ngày càng phức tạp tại Mỹ, việc đi lại bị hạn chế, các DN như của ông cũng phải chờ diễn biến tiếp theo của thị trường.

Nhập khẩu tôm của Mỹ, T1/2020 (Nguồn: NOAA)

Nguồn cung

KL (tấn)

Tăng, giảm so với T1/2019

GT (USD)

Tăng, giảm so với T1/2019

Giá TB (USD/kg)

Tăng, giảm so với T1/2019

Ấn Độ

28.231

31%

244.631.360

33%

8,67

2%

Indonesia

13.239

24%

117.114.675

21%

8,85

-2%

Việt Nam

4.124

-3%

41.979.268

-4%

10,18

-2%

Thái Lan

2.936

-23%

33.480.094

-20%

11,4

4%

Mexico

2.472

-9%

29.414.186

-12%

11,9

-3%

Argentina

1.502

49%

15.667.425

34%

10,43

-10%

Trung Quốc

1.435

-17%

7.350.705

-30%

5,12

-17%

Tổng

65.109

19%

566.163.729

18%

8,7

-1%

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục
  • T1
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm