Anh: Nhu cầu nhập khẩu tôm từ Việt Nam vẫn ổn định

(vasep.com.vn) XK tôm Việt Nam sang Anh có xu hướng ngày càng tăng do Anh đẩy mạnh NK tôm nước ấm nhờ giá phải chăng để thay thế cho tôm nước lạnh. Giá tôm nước lạnh ngày càng tăng do các nước khai thác chính liên tục cắt giảm hạn ngạch khiến sản lượng sụt giảm. Doanh số bán tôm nước ấm trong các siêu thị và các kênh bán lẻ của Anh liên tục tăng trong khi doanh số tôm nước lạnh giảm. Giá trị và khối lượng các sản phẩm tôm nước ấm được bán lẻ tại Anh cho tiêu thụ hộ gia đình tăng liên tục trong 3 năm vừa qua. Doanh số bán tôm trong 52 tuần kết thúc vào 6/10/2018 đạt 31.418 tấn, trị giá 446,4 triệu bảng Anh (tương đương 571,6 triệu USD).

Anh là nước NK tôm lớn thứ 3 trong khối EU sau Tây Ban Nha và Pháp. Khác với Tây Ban Nha (NK tôm vừa để tiêu thụ trong nước vừa để chế biến XK sang các nước nội khối), Anh NK tôm chủ yếu để tiêu thụ trong nước. Trong 4 năm trở lại đây, Anh là thị trường đáng chú ý của nhiều DN XK tôm Việt Nam.

Trong khối EU, Anh đang là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 36% tổng XK tôm của Việt Nam sang EU và chiếm 6,8% tổng XK tôm Việt Nam đi tất cả các thị trường. Năm 2017, XK tôm Việt Nam sang Anh đạt 210,6 triệu USD, tăng 55,5% so với năm 2016. Lũy kế tới 15/11/2018, XK tôm Việt Nam sang Anh đạt 212,1 triệu USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ năm 2014 đến nay, Anh luôn ở vị trí thứ 1 và 2 về NK tôm của Việt Nam. Từ 2014 đến 2017, XK tôm Việt Nam sang Anh tăng trưởng liên tục từ 114,6 triệu USD năm 2014 lên 210,6 triệu USD năm 2017, tăng gần 84%. Tính tới 15/11 năm nay, XK tôm Việt Nam sang Anh đã đạt 212,1 triệu USD, cao hơn giá trị XK tôm Việt Nam sang Anh của cả năm 2017 (212,1 triệu USD).

Trong 10 tháng đầu năm 2018, XK tôm Việt Nam sang Anh giảm trong tháng 5 và tháng 10 nên mặc dù vẫn tăng trưởng dương nhưng tốc độ tăng trưởng không cao như năm ngoái.

Chín tháng đầu năm nay, NK tôm của Anh đạt 588,8 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2017. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Anh, chiếm 26,3% tổng giá trị NK tôm của Anh. Ấn Độ đứng thứ hai chiếm 15,5%. Trong số các nguồn cung tôm chính cho thị trường này, NK tôm của Anh từ Việt Nam, Đan Mạch, Iceland tăng lần lượt 36%, 17%, 32% trong khi NK từ Ấn Độ, Canada, Bangladesh giảm lần lượt 15%, 13%, 42%.

Có thể nói, Anh là một thị trường đáng lưu tâm của DN XK tôm Việt Nam trong khối EU vì DN XK sang thị trường này được hưởng ưu đãi về thuế GSP giống như quy định chung trong XK sang EU. Mặt hàng tôm chế biến xuất xứ từ Việt Nam trên thị trường Anh đang có lợi thế cao hơn về giá bán và chất lượng so với hàng của Ấn Độ, Bangladesh.

Vì Anh là một thị trường với nhiều cạnh tranh từ các nguồn cung đối thủ nên DN cần hiểu biết rõ về thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở đây. Để thành công trên thị trường Anh, DN cần cung cấp sản phẩm có giá tốt, khả năng đáp ứng nguồn hàng đều đặn và khả năng cải tiến phát triển sản phẩm để bắt kịp thị hiếu của người dân.

Nhập khẩu tôm của Anh (GT:nghìn USD, Nguồn: ITC)

Nguồn cung

T1-T9/2017

T1-T9/2018

Tăng, giảm (%)

TG

607.096

588.755

-3,0

Việt Nam

113.632

154.737

36,2

Ấn Độ

107.363

91.051

-15,2

Đan Mạch

50.260

58.880

17,2

Canada

53.204

46.250

-13,1

Iceland

22.401

29.539

31,9

Bangladesh

55.538

32.206

-42,0

Honduras

37.069

27.427

-26,0

Ecuador

22.334

20.376

-8,8

Thái Lan

36.678

30.761

-16,1

Hà Lan

14.955

19.525

30,6

Indonesia

28.008

17.536

-37,4

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục
  • T1
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm