(vasep.com.vn) Tại Hội nghị toàn thể Hội viên năm 2023 và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hiệp hội tổ chức ngày 12/6/2023, ông Lê Văn Quang, Ủy viên BCH VASEP, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Minh Phu Seafood Corp đã có bài tham luận hết sức tâm huyết về thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam. Dưới đây là các nội dung nổi bật trong bài tham luận của ông Lê Văn Quang.

“Vận động và phản biện chính sách là một nhiệm vụ rất là quan trọng mà VASEP đã làm rất tốt. Song bây giờ không phải chỉ là khó đâu tháo gỡ đấy, mà VASEP cần nhìn xa hơn, làm nhiều việc hơn, đầy đủ hơn, bao quát hơn nữa, với những ý tưởng, đề xuất mở đường cho ngành tôm trong tương lai… Vai trò của VASEP cần lớn hơn với nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy chính sách, tạo thuận lợi cho DN”

“Nhìn chung, VASEP đã làm rất tốt các nhiệm vụ và các hoạt động của mình, điển hình như hoạt động vận động chính sách. Đã qua 25 năm hoạt động, hiệp hội cũng cần có sự đổi mới cho phù hợp với tình hình mới”

“Về chiến lược lâu dài thì nuôi trồng vẫn là tiêu điểm, là cái gốc của vấn đề. Làm sao để nuôi tôm thương phẩm với giá thành thấp và tỷ lệ nuôi thành công cao, phải có được sự phối hợp liên kết nhịp nhàng giữa các bên liên quan trong chuỗi ngành”.

(vasep.com.vn) Sáng 25/4/2023, tại TP.HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cùng Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đã tổ chức tọa đàm “Vì một ngành tôm phát triển bền vững”. Sự kiện mở đầu cho chuỗi tọa đàm nhằm thảo luận thực trạng và cùng hợp tác có trách nhiệm để phát triển ngành tôm. Buổi đầu tiên, các doanh nghiệp và chuyên gia đề cập những vấn đề xoay quanh con giống.

Các doanh nghiệp lớn trong ngành tôm đều cho rằng con giống là vấn đề nóng bỏng hiện nay, cần có số liệu chính xác và thẳng thắn để có quy hoạch cụ thể, nhất là trong bối cảnh áp lực cạnh tranh thị trường khắc nghiệt.

Doanh nghiệp, nông dân và cơ quan quản lý có trách nhiệm trong sản xuất, sử dụng, quản lý thuốc thú y để ngành thủy sản phát triển bền vững.

ĐBSCL Toàn vùng ĐBSCL hiện có 10 cơ sở sản xuất tôm giống và tôm thương phẩm được công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh, quá ít so với nhu cầu thực tế.

Kiểm soát chất lượng con giống được người nuôi tôm đánh giá quyết định 80% thành bại của vụ nuôi, trong bối cảnh việc chủ động nguồn tôm giống trong nước còn nhiều hạn chế.

Tỉnh Cà Mau định hướng đến năm 2030 phát triển diện tích nuôi tôm sú khoảng 250.810 ha, nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 9.190 ha.

Là một trong 28 tỉnh, thành ven biển của cả nước nhưng Ninh Thuận sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế biển, đặc biệt là sản xuất giống thủy sản, nhất là tôm giống.

HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (TP. Bà Rịa) có 100ha nuôi tôm. Năm 2019, HTX đầu tư 5 tỷ đồng chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao: nuôi tôm siêu thâm canh bằng hệ thống lọc nước tuần hoàn khép kín trong nhà màng, thí điểm trên 0,5ha.

Tổng mức đầu tư của Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tại xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ, Bình Định) là hơn 1.498 tỷ đồng…

(vasep.com.vn) Astaxanthin được sản xuất bởi một chủng nấm men biến đổi gen đã được chứng minh là hiệu quả hơn so với các chất thay thế tổng hợp trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch và màu sắc của tôm chân trắng nuôi.

(TSVN) – Giá tôm tăng cao từ cuối năm 2022 tiếp tục kéo dài đến giữa tháng 2. Độ mặn tại các vùng nuôi trong khu vực ĐBSCL xuất hiện tương đối sớm so với cùng kỳ. Tất cả đã và đang tạo nên tâm lý háo hức với nhiều kỳ vọng nơi người nuôi khi bước vào vụ tôm nước lợ năm 2023, dù họ đã được dự báo khó khăn phía trước sẽ là không ít.