VASEP cần nhìn xa hơn để mở đường cho ngành tôm Việt Nam

“Vận động và phản biện chính sách là một nhiệm vụ rất là quan trọng mà VASEP đã làm rất tốt. Song bây giờ không phải chỉ là khó đâu tháo gỡ đấy, mà VASEP cần nhìn xa hơn, làm nhiều việc hơn, đầy đủ hơn, bao quát hơn nữa, với những ý tưởng, đề xuất mở đường cho ngành tôm trong tương lai… Vai trò của VASEP cần lớn hơn với nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy chính sách, tạo thuận lợi cho DN”

Chú thích ảnh

VASEP gắn bó với lịch sử ngành chế biến và XK tôm

Tôi là người đã có 30 năm theo ngành, tôi hiểu các giai đoạn lịch sử ngành tôm, gắn bó với vai trò đồng hành của VASEP. Trước kia, ngành tôm chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ tôm khai thác tự nhiên. Ở giai đoạn đó, DN gặp nhiều khó khăn về thị trường. Lúc đó, VASEP đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các DN đi khai thác thị trường. Cụ thể là dẫn các DN đi tham gia các hội chợ như Châu Âu, Mỹ… Từ đó vai trò của VASEP rất quan trọng, nhờ sự giúp đỡ của VASEP giúp cho các DN từ nhỏ đến lớn mở rộng được thị trường, giúp cho ngành tôm Việt Nam phát triển được thị trường khá nhanh.

Đến giai đoạn kế tiếp, khi thị trường mở rộng, ngành chế biến tôm cần nguồn nguyên liệu lớn hơn. Nguồn tôm tự nhiên không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của ngành tôm Việt Nam nữa. Nhu cầu đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi tôm. Nghề nuôi tôm sú lúc đó bắt đầu phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Cuộc cách mạng nuôi tôm sú bùng phát và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của ngành tôm lúc bấy giờ.

Ngành tôm Việt Nam nhờ đó tiếp tục phát triển. Và thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm chế biến thô sơ trở nên hạn hẹp. DN muốn mở rộng thị trường cao cấp, thị trường tiêu thụ hàng GTGT. Lúc đó, các hoạt động XTTM của VASEP tại các hội chợ đã giúp cho các DN tiếp cận các công nghệ chế biến cao, bên cạnh đó tìm được các thị trường tiêu thụ sản phẩm mới…

VASEP cần nhìn xa hơn để mở đường cho ngành tôm Việt Nam

Rồi ngành tôm phát triển quá nhanh thì ngành nuôi tôm sú suy thoái không đáp ứng kịp nhu cầu. Và cuộc cách mạng nuôi tôm thẻ ra đời. Và ngành tôm Việt Nam dựa trên việc chế biến tôm thẻ và tôm sú đã phát triển rất nhanh.

Lúc đầu ngành nuôi tôm thẻ của Việt Nam chỉ cung cấp được tôm thẻ cỡ nhỏ, sau đó cuộc cách mạng con giống nổ ra đã giúp cho con tôm thẻ nuôi trong những năm gần đây có thể cung cấp được các sản phẩm tôm cỡ lỡn như 20 con/kg. Ngành nuôi tôm phát triển đòi hỏi sự phát triển của các ngành phụ trợ như con giống, thức ăn…

Đến năm 2023 năm ngành tôm đối mặt với nhiều thách thức như suy thoái kinh tế, hệ lụy của dịch Covid, các vấn đề chính trị khác…Thị trường nhu cầu thấp, nhưng về nguồn cung, tôm Việt đang phải cạnh tranh gia tăng từ các nguồn cung giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ.

Từ nay tới cuối năm 2023 chưa thấy dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên cũng không có dấu hiệu nào cho thấy thị trường sẽ tiếp tục trì trệ. Vấn đề là các DN nên áp dụng biện pháp tình thế để duy trì sản xuất, kinh doanh, nếu chấp nhận bán ra với giá thấp, thì khi thị trường hồi phục sẽ bị lỗ nhiều.

Năm 2024, hi vọng tình hình thị trường sẽ phục hồi sau covid. Tuy nhiên, tôi thấy thị trường vẫn còn rất nhiều vấn đề. Như thị trường Trung Quốc, tình hình bất động sản, hoạt động sản xuất sau Covid cũng không tốt do đó thu nhập người dân giảm, chi tiêu cho tiêu dùng giảm. Điều này đã ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ thực phẩm như con tôm. Do đó thị trường Trung Quốc chưa phục hồi.

Tại Mỹ, người dân mặc dù thu nhập tăng nhưng người dân phải chi trả các khoản nợ trước đó nên chi tiêu cũng hạn chế. Hơn nữa tôm Việt Nam phải cạnh tranh với Ecuador và Ấn Độ tại thị trường này.

Ecuador có diện tích nuôi lớn, nhưng chi phí lao động cao, Ấn Độ có giá lao động rẻ hơn nhưng năng suất thấp hơn.

Bối cảnh mới, VASEP cần quan tâm cả chuỗi giá trị ngành tôm để giảm giá thành, ổn định chất lượng

Bối cảnh này, mối quan tâm của VASEP không phải là bán được hàng hay không, mà theo tôi, VASEP nên quan tâm đến các vấn đề doanh nghiệp còn đang yếu

Đó là việc ngành tôm Việt Nam phải nhảy vào cuộc đua về chất lượng và giá thành. Nhảy vào cuộc đua này, DN sẽ gặp khó khăn. Vấn đề về lâu dài là DN không thể tự lo được giống tôm, do đó rất cần VASEP cần tính tới việc làm thể nào để có thể tăng được sức mạnh, hay có chung tiếng nói với bên phụ trách lĩnh vực nuôi. Liên kết với các hiệp hôi nuôi hay làm thế nào để có thể có tiếng nói tác động tới ngành nuôi tôm? VASEP sẽ phải tinh tới phải làm gì để giải quyết được vấn đề này.

Bản thân ngành nuôi tôm và ngành chế biến còn liên quan tới các vấn đề môi trường, lao động,… Sự liên kết DN vẫn chưa thực sự thống nhất, do đó rất cần 1 đầu tàu là VASEP để tập hợp các tiếng nói đơn lẻ và dựa trên cơ sở đó nghiên cứu và hệ thống lại đưa ra giải pháp dài hạn, rõ ràng, mạnh mẽ, có tiếng nói mạnh hơn để giải quyết các vấn đề này.

VASEP cần xây đựng làm sao để có tiếng nói có giá trị, có tác động tới các bên để giải quyết các vấn đề chung của ngành như lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ….

VASEP cần xác định nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược cho ngành tôm của từng thời kỳ, giai đoạn, chứ không chi ở mảng chế biến nữa. Vì mục tiêu cộng đồng cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phản biện chính sách với các cơ quan chính phủ để tháo gỡ các vấn đề vướng mắc cho DN, có các chính sách tháo gỡ hay phải đưa ra một lộ trình áp dụng chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của DN.

Mỗi 1 thời kỳ có một sự thay đổi do đó chúng ta cũng cần phải thay đổi, phải thêm các yêu cầu mới để phù hợp với thực tiễn mới. Vấn đề của DN hiện tại không chỉ dừng ở chế biến và XK mà còn cả các vấn đề từ con giống, giao thông vận tải…

Về lâu dài chúng ta muốn thắng được Ấn Độ và Ecuador, chúng ta cần tập trung ngay vào ngành nuôi từ bây giờ bằng dự án hoặc chiến lược lâu dài và thường xuyên: đó là giảm giá thành và ổn định chất lượng.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để phát nghề nuôi tôm công nghệ cao đối với cả qui trình nuôi, thức ăn, con giống…Công nghệ phải được thể hiện bằng nguồn nhân lực được đào tạo. Do vậy, nhiệm vụ của VASEP sắp tới là vận động tới Chính phủ để quan tâm đến nguồn lực cho ngành tôm.

Nói tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, VASEP cần thúc đẩy sự quan tâm của Chính phủ để có thể đưa ra các chính sách phát triển, hỗ trợ, đầu tư phù hợp, kịp thời để phát triển nghề nuôi tôm.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục