Sử dụng thuốc thú y có trách nhiệm trong nuôi tôm bền vững

Doanh nghiệp, nông dân và cơ quan quản lý có trách nhiệm trong sản xuất, sử dụng, quản lý thuốc thú y để ngành thủy sản phát triển bền vững.
Bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức chia sẻ tại Tọa đàm 'Công tác thú y quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản' do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện. Ảnh: Hồ Thảo.
Bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức chia sẻ tại Tọa đàm “Công tác thú y quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện. Ảnh: Hồ Thảo.

Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), trong năm 2022 tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là trên 23,4 nghìn ha tại 21 tỉnh, thành phố. Con số này tăng 15,5% so với năm 2021. Trong đó, diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại nhiều nhất với trên 8.500ha.

Sang đầu năm 2023 đến nay, cả nước có trên 1,6 nghìn ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, tổng diện tích xác định được bệnh là khoảng 688 ha. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra chủ yếu ở một số địa phương vùng ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng. Để hiểu rõ thêm về vấn đề trên bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức có những chia sẻ về vấn đề phòng, chống dịch bệnh trên tôm hiện nay.

Theo bà Hoa, tình hình thời tiết hiện nay không theo một nguyên tắc nào, dẫn đến rủi ro dịch bệnh có thể bùng phát ở trên diện rộng rất cao, bà con có thể bị mất trắng nếu không không biết cách chủ động phòng tránh ngay từ ban đầu. Để phòng bệnh trên tôm bà Hoa cho rằng, bà con nên theo hướng an toàn sinh học. Bà con nông dân nên đề phòng dịch bệnh ngay từ đầu.

“Chúng tôi hỗ trợ cho bà con kiến thức về phòng ngừa để khi gặp tình huống tôm bệnh bà con không bị luống cuống, không bị động trong cách phòng chống. Ví dụ khi gặp trường hợp tôm bệnh gan thì phải xử lý như thế nào? Trường hợp bệnh ruột phải xử lý như thế nào? Chúng tôi hướng dẫn cho bà con biết nguyên nhân tại sao xảy ra cái vấn đề đó. Đầu tiên bà con phải biết trước nguyên nhân và tiếp theo mới đưa ra phương pháp xử lý để giảm thiệt hại”, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức cho biết.

Nói về những giải pháp để quản lý dịch bệnh trên tôm bà Hoa thông tin, doanh nghiệp mình may mắn được thừa hưởng những nghiên cứu khoa học của những nhà nghiên cứu đi trước, do vậy bà Hoa khuyên nông dân nên lựa chọn hướng sinh học và vi sinh.

Theo quan điểm bà Hoa, thuận thiên và hài hòa với môi trường sẽ bền vững hơn. Thứ nhất, nuôi tôm cần phải phòng ngừa trước, như là sử dụng vi sinh để ức chế những vi khuẩn gây hại trong ao tôm.

Thứ hai, nên loại bỏ những hàm lượng dinh dưỡng hữu cơ không cần thiết trong ao nuôi của bà con.

Thứ ba, là tạo ra hệ đệm môi trường phù hợp cho những cây tảo có lợi, những sinh vật có lợi phát triển, loại bỏ đi những khí độc trong ao nuôi để tạo ra một môi trường thích hợp cho con tôm phát triển.

Việc nuôi tôm gắn với môi trường nước và nông dân hay gọi nôm na nuôi tôm là nuôi nước. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường nước và tạo ra những hệ đệm phù hợp cho những cây tảo có lợi.

Những vi sinh vật có lợi và loại bỏ ngay những chất thải trong ao khi con tôm lột vỏ. Phân tôm, thức ăn dư thừa là những việc bà con nên làm ngay để bảo vệ ao tôm.

Người nuôi tôm sử dụng thuốc thú y, đúng cách và có trách nhiệm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Hồ Thảo.
Người nuôi tôm sử dụng thuốc thú y, đúng cách và có trách nhiệm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Hồ Thảo.

Cũng theo Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức, thuốc thú y thủy sản được phân ra nhiều loại.  Kháng sinh chưa hẳn là xấu nhưng người dân phải biết sử dụng như thế nào để cho đúng liều lượng và hợp lý đối với đối tượng mình đang nuôi.

“Liều lượng bà con cho ăn mỗi ngày phải phù hợp, không gây tồn lưu và tránh tình trạng lờn thuốc việc giám sát chặt chẽ trong quy trình nuôi tôm là điều rất là quan trọng”, bà Hoa lưu ý. 

Nói về tình trạng buôn bán kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, người dân vẫn còn lựa chọn những loại kháng sinh không rõ nguồn gốc để sử dụng, ảnh hưởng như thế nào đến những doanh nghiệp làm ăn trân chính trong lĩnh vực thủy sản.

Bà Hoa dẫn chứng câu nói của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan: "Để phát triển một ngành hàng là mình hướng đến hệ sinh thái của ngành hàng đó làm sao phát triển cho nó bền vững”.

Vấn đề về chăn nuôi, về sử dụng con giống, xả thải thì mỗi người đều phải có trách nhiệm. Đặc biệt trách nhiệm nằm ở chính nhà sản xuất thuốc thú y thủy sản, người dân và cơ quan quản lý.

Theo bà Hoa, Luật Thủy sản 2017 đã quy định cụ thể chi tiết về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người nuôi trồng thủy sản. Do đó mỗi bà con nông dân cần nỗ lực để làm tốt hơn giúp cho ngành thủy sản phát triển an toàn bền vững.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Thu Hằng
Biên tập viên
Email: thuhang@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext.214

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục