Nâng cao sức cạnh tranh ngành tôm: Cần sự chung sức của toàn ngành và các bên liên quan

(vasep.com.vn) Tại Hội nghị toàn thể Hội viên năm 2023 và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hiệp hội tổ chức ngày 12/6/2023, ông Lê Văn Quang, Ủy viên BCH VASEP, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Minh Phu Seafood Corp đã có bài tham luận hết sức tâm huyết về thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam. Dưới đây là các nội dung nổi bật trong bài tham luận của ông Lê Văn Quang.

Chú thích ảnh

Ông Lê Văn Quang, Ủy viên BCH VASEP, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Minh Phu Seafood Corp phát biểu tại Hội nghị

Tôm Việt đang bị giảm sức cạnh tranh so với tôm Ecuador, Ấn Độ

So sánh giá thành sản xuất tôm giữa 3 đối thủ cạnh tranh là Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ thì giá thành tôm nuôi của Việt Nam (4,8-5,0 USD/kg) cao hơn 100% so với Ecuador (2,3-2,4 USD/kg) và hơn 30% so với tôm Ấn Độ (3,4-3,8 USD/kg).

Tỉ lệ thành công của tôm Việt Nam đạt dưới 40%, thấp hơn so với Ecuador (90%) và Ấn Độ (60-70%). Tỷ lệ sống của tôm Việt Nam trong nuôi thương phẩm đạt thấp do chưa chủ động chọn giống và sản xuất tôm giống có sức chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.

Về mật độ nuôi, tôm nuôi Việt Nam có mật độ lên tới 250-500 con/mét vuông, Ấn Độ 60 con/mét vuông trong khi Ecuador chỉ 20-30 con/mét vuông. Tôm nuôi Việt Nam có mật độ dày, cao hơn so với sức tải sinh thái và khả năng quản lý ao, dẫn tới rủi ro lớn.

Giá các nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ nuôi tôm (thức ăn, tôm giống, vi sinh, vôi khoáng, hóa chất, phụ gia, điện…) cao hơn thực tế khi đến tay người nuôi tôm.

Sản lượng tôm sú của Việt Nam - là loài bản địa với sản lượng đứng đầu thế giới - gần như không tăng. Năm 2022, tôm sú chỉ chiếm 25% còn lại 75% là tôm chân trắng. Nếu không được đầu tư, Việt Nam bỏ lỡ cơ hội gia tăng năng lực cạnh tranh.

Đổi mới toàn ngành tôm là điều cần thiết

Ngành tôm đang phải đối mặt với các áp lực lớn của thị trường như suy thoái kinh tế toàn cầu, sức mua giảm. Giá tôm giảm do dư cung, biên lợi nhuận của DN giảm.

Thị trường ngày càng đặt ra các yêu cầu cao: sản phẩm sạch, truy xuất được nguồn gốc, mô hình bền vững, đảm bảo phúc lợi của tôm nuôi. Điều này dẫn tới phát sinh thêm chi phí hoặc không khả thi với mô hình sản xuất kinh doanh hiện tại.

Đầu thập kỷ 2010, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Thái Lan về sản lượng. Hiện tại Ecuador, Ấn Độ và Indonesia đã vượt qua Việt Nam. Nếu chậm trễ ứng phó với tình hình mới ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Do vậy, đổi mới là cần thiết và chỉ thành công thực sự nếu có sự tham gia của tất cả các bên liên quan ở quy mô toàn ngành.

Đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh là cấp thiết đối với khả năng tồn tại và phát triển của ngành tôm Việt Nam

Mục tiêu 2023-2045, nâng cao giá trị và ưu thế cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trên cơ sở lợi nhuận, tính bền vững và độ tín nhiệm của người tiêu dùng. Ông Quang trình bày các mục tiêu cụ thể trong đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam.

Cụ thể, cải thiện tỉ lệ thành công trong nuôi tôm (tối thiểu 70%). Nuôi giống kháng bệnh, thích nghi, mật độ nuôi thấp. Nâng cao giá trị sản phẩm (5 – 10% cao hơn mặt bằng) bằng cách đạt chứng nhận ASC, BAP, truy xuất được nguồn gốc. Có giá thành sản xuất cạnh tranh với Ấn Độ (sau 5 năm), Ecuador (sau 10 năm).

Tăng lợi nhuận (biên lợi nhuận gộp > 30%), chia sẻ hợp lý trong chuỗi giá trị tôm. Chủ động hoàn toàn việc gia hóa, chọn giống 3 loài tôm bản địa (sú, bạc thẻ và đất) và sản xuất tôm giống chất lượng cao. Nâng sản lượng tôm sú lên tối thiểu 50% sản lượng tôm nuôi quốc gia để có thể chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường quốc tế.

Minh Phú đã bắt đầu triển khai một số giải pháp trong năm 2023. Ví dụ, về tôm giống, Minh Phú đã giảm mật độ nuôi, cải thiện và quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống (bằng phần mềm), chọn dùng tôm bố mẹ có sức chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường, cải tiến qui trình (sử dụng khuê tảo, thức ăn chức năng, nguồn nước sạch). Xây dựng kế hoạch gia hóa, chọn giống 3 loài tôm bản địa (tôm sú, tôm bạc thẻ và tôm đất) để đa dạng hóa thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Để cải thiện lợi nhuận và tính bền vững, Minh Phú đã nghiên cứu đánh giá, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình nuôi tôm bền vững đạt đa chứng nhận: tôm sú rừng, tôm sú quảng canh/QCCT, tôm sú - lúa, tôm sú mật độ dưới 30 con/mét vuông, tôm sú thâm canh (20 tấn/ha/vụ), tôm thẻ chân trắng quảng canh/QCCT, tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh.

Minh Phú trong khả năng tài chính và nhân lực của mình sẽ hợp tác với các tổ chức cá nhân có năng lực để tiên phong thử nghiệm các khu nuôi tập trung, qui mô lớn, được đầu tư bài bản về hạ tầng, có đa chứng nhận quốc tế. Từ đó sẽ chuyển giao, nhân rộng.

Cần sự chung tay của Chính phủ và các bên liên quan

Đề án nâng cao năng lực cạnh trạnh ngành tôm cần thêm rất nhiều tâm huyết và trí tuệ của toàn ngành cùng chung sức xây dựng và thực hiện.

Về tài chính, Nhà nước, doanh nghiệp, người nuôi (góp bằng đất), vốn vay, tài trợ. Về nhân lực gồm 5 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, ngân hàng).

Một trong những giải pháp quản lý nhà nước đó là quy hoạch các khu sản xuất tôm giống tập trung, khu nuôi thương phẩm diện tích lớn ở ĐBSCL và nam Miền Trung làm theo mô hình mới, khu công nghiệp chế biến tôm và các sản phẩm nông nghiệp. Chính sách ưu đãi cho phát triển nuôi tôm bền vững, sản xuất nguyên vật liệu thiết yếu và xây dựng thương hiệu.

Một trong những giải pháp tổ chức sản xuất đó là thành lập nhóm (CLB) nuôi tôm, gắn kết với các khu nuôi tập trung có cơ sở hạ tầng tốt, có chứng nhận, được quản lý. Gắn kết các mắt xích của chuỗi, minh bạch chất lượng và chi phí, chia sẻ hợp lý lợi nhuận.

Một trong những giải pháp kỹ thuật, công nghệ đó là đầu tư hoặc hợp tác sản xuất nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm. Sản xuất và quản lý chất lượng tôm giống đạt đa chứng nhận tại các khu tập trung được đầu tư cơ sở hạ tầng.

Cuối cùng, mong nhà nước hỗ trợ chính sách ưu đãi cao nhất theo Luật Khuyến khích Đầu tư cho các khu nuôi tôm tập trung, khu công nghiệp chế biến tôm, chế biến lúa gạo, công nghiệp phụ trợ.

Tôm Việt đang bị giảm sức cạnh tranh so với tôm Ecuador, Ấn Độ

So sánh giá thành sản xuất tôm giữa 3 đối thủ cạnh tranh là Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ thì giá thành tôm nuôi của Việt Nam (4,8-5,0 USD/kg) cao hơn 100% so với Ecuador (2,3-2,4 USD/kg) và hơn 30% so với tôm Ấn Độ (3,4-3,8 USD/kg).

Tỉ lệ thành công của tôm Việt Nam đạt dưới 40%, thấp hơn so với Ecuador (90%) và Ấn Độ (60-70%). Tỷ lệ sống của tôm Việt Nam trong nuôi thương phẩm đạt thấp do chưa chủ động chọn giống và sản xuất tôm giống có sức chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.

Về mật độ nuôi, tôm nuôi Việt Nam có mật độ lên tới 250-500 con/mét vuông, Ấn Độ 60 con/mét vuông trong khi Ecuador chỉ 20-30 con/mét vuông. Tôm nuôi Việt Nam có mật độ dày, cao hơn so với sức tải sinh thái và khả năng quản lý ao, dẫn tới rủi ro lớn.

Giá các nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ nuôi tôm (thức ăn, tôm giống, vi sinh, vôi khoáng, hóa chất, phụ gia, điện…) cao hơn thực tế khi đến tay người nuôi tôm.

Sản lượng tôm sú của Việt Nam - là loài bản địa với sản lượng đứng đầu thế giới - gần như không tăng. Năm 2022, tôm sú chỉ chiếm 25% còn lại 75% là tôm chân trắng. Nếu không được đầu tư, Việt Nam bỏ lỡ cơ hội gia tăng năng lực cạnh tranh.

Đổi mới toàn ngành tôm là điều cần thiết

Ngành tôm đang phải đối mặt với các áp lực lớn của thị trường như suy thoái kinh tế toàn cầu, sức mua giảm. Giá tôm giảm do dư cung, biên lợi nhuận của DN giảm.

Thị trường ngày càng đặt ra các yêu cầu cao: sản phẩm sạch, truy xuất được nguồn gốc, mô hình bền vững, đảm bảo phúc lợi của tôm nuôi. Điều này dẫn tới phát sinh thêm chi phí hoặc không khả thi với mô hình sản xuất kinh doanh hiện tại.

Đầu thập kỷ 2010, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Thái Lan về sản lượng. Hiện tại Ecuador, Ấn Độ và Indonesia đã vượt qua Việt Nam. Nếu chậm trễ ứng phó với tình hình mới ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Do vậy, đổi mới là cần thiết và chỉ thành công thực sự nếu có sự tham gia của tất cả các bên liên quan ở quy mô toàn ngành.

Đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh là cấp thiết đối với khả năng tồn tại và phát triển của ngành tôm Việt Nam

Mục tiêu 2023-2045, nâng cao giá trị và ưu thế cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trên cơ sở lợi nhuận, tính bền vững và độ tín nhiệm của người tiêu dùng. Ông Quang trình bày các mục tiêu cụ thể trong đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam.

Cụ thể, cải thiện tỉ lệ thành công trong nuôi tôm (tối thiểu 70%). Nuôi giống kháng bệnh, thích nghi, mật độ nuôi thấp. Nâng cao giá trị sản phẩm (5 – 10% cao hơn mặt bằng) bằng cách đạt chứng nhận ASC, BAP, truy xuất được nguồn gốc. Có giá thành sản xuất cạnh tranh với Ấn Độ (sau 5 năm), Ecuador (sau 10 năm).

Tăng lợi nhuận (biên lợi nhuận gộp > 30%), chia sẻ hợp lý trong chuỗi giá trị tôm. Chủ động hoàn toàn việc gia hóa, chọn giống 3 loài tôm bản địa (sú, bạc thẻ và đất) và sản xuất tôm giống chất lượng cao. Nâng sản lượng tôm sú lên tối thiểu 50% sản lượng tôm nuôi quốc gia để có thể chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường quốc tế.

Minh Phú đã bắt đầu triển khai một số giải pháp trong năm 2023. Ví dụ, về tôm giống, Minh Phú đã giảm mật độ nuôi, cải thiện và quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống (bằng phần mềm), chọn dùng tôm bố mẹ có sức chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường, cải tiến qui trình (sử dụng khuê tảo, thức ăn chức năng, nguồn nước sạch). Xây dựng kế hoạch gia hóa, chọn giống 3 loài tôm bản địa (tôm sú, tôm bạc thẻ và tôm đất) để đa dạng hóa thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Để cải thiện lợi nhuận và tính bền vững, Minh Phú đã nghiên cứu đánh giá, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình nuôi tôm bền vững đạt đa chứng nhận: tôm sú rừng, tôm sú quảng canh/QCCT, tôm sú - lúa, tôm sú mật độ dưới 30 con/mét vuông, tôm sú thâm canh (20 tấn/ha/vụ), tôm thẻ chân trắng quảng canh/QCCT, tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh.

Minh Phú trong khả năng tài chính và nhân lực của mình sẽ hợp tác với các tổ chức cá nhân có năng lực để tiên phong thử nghiệm các khu nuôi tập trung, qui mô lớn, được đầu tư bài bản về hạ tầng, có đa chứng nhận quốc tế. Từ đó sẽ chuyển giao, nhân rộng.

Cần sự chung tay của Chính phủ và các bên liên quan

Đề án nâng cao năng lực cạnh trạnh ngành tôm cần thêm rất nhiều tâm huyết và trí tuệ của toàn ngành cùng chung sức xây dựng và thực hiện.

Về tài chính, Nhà nước, doanh nghiệp, người nuôi (góp bằng đất), vốn vay, tài trợ. Về nhân lực gồm 5 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, ngân hàng).

Một trong những giải pháp quản lý nhà nước đó là quy hoạch các khu sản xuất tôm giống tập trung, khu nuôi thương phẩm diện tích lớn ở ĐBSCL và nam Miền Trung làm theo mô hình mới, khu công nghiệp chế biến tôm và các sản phẩm nông nghiệp. Chính sách ưu đãi cho phát triển nuôi tôm bền vững, sản xuất nguyên vật liệu thiết yếu và xây dựng thương hiệu.

Một trong những giải pháp tổ chức sản xuất đó là thành lập nhóm (CLB) nuôi tôm, gắn kết với các khu nuôi tập trung có cơ sở hạ tầng tốt, có chứng nhận, được quản lý. Gắn kết các mắt xích của chuỗi, minh bạch chất lượng và chi phí, chia sẻ hợp lý lợi nhuận.

Một trong những giải pháp kỹ thuật, công nghệ đó là đầu tư hoặc hợp tác sản xuất nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm. Sản xuất và quản lý chất lượng tôm giống đạt đa chứng nhận tại các khu tập trung được đầu tư cơ sở hạ tầng.

Cuối cùng, mong nhà nước hỗ trợ chính sách ưu đãi cao nhất theo Luật Khuyến khích Đầu tư cho các khu nuôi tôm tập trung, khu công nghiệp chế biến tôm, chế biến lúa gạo, công nghiệp phụ trợ.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục