Tổng hợp tin tôm, tuần từ ngày 21-25/02/2022

Củng cố năng lực cạnh tranh cho tôm Việt: Thị phần tôm Việt tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động, ngành tôm cũng đang đối mặt với không ít thách thức và áp lực cạnh tranh.

Chú thích ảnh

Ngày số đẹp - Ngày đẹp?  Hôm nay, ngày số đẹp, nên nói chuyện vui vẻ thì hay hơn. Mọi năm, qua Tết là quảng thời gian nóng cao điểm của miền Tây, ít ra cho tới Thanh minh, nhằm đầu tháng 4 và sau đó sẽ vào mùa mưa. Năm nay theo dự báo, có khác. Viết chưa xong bài này, trời lại đổ mưa. Lần này lớn hơn, dài hơn. Mưa ngọt như một cơn mưa trong mùa! Hy vọng cơn mưa này như là báo hiệu bao khó khăn trong ngành sẽ trôi theo dòng nước và màu tươi sáng sau cơn mưa cũng là báo hiệu khởi đầu mới, vươn tầm ngành tôm ngay sau đại dịch.

Xuất khẩu tôm giữ lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ mới nổi: Tìm và giữ lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam không phải là không có, đó là hiện Việt Nam đang ở trình độ chế biến cao hơn, chẳng hạn như tôm luộc đi ăn chơi chỉ có Việt Nam và Thái Lan làm được nhưng Thái Lan hiện giảm mạnh do thiếu hụt lao động và họ không còn coi trọng ngành tôm. Phân khúc cấp cao hiện gần như chỉ còn duy nhất Việt Nam. Còn ở châu Âu, Thái Lan mất ưu đãi thuế quan nên Việt Nam vẫn chiếm lĩnh phân khúc thị trường cao cấp. Tương tự, ở Nhật cũng vậy nên Việt Nam có điều kiện mua tôm nguyên liệu giá cao, nên dù giá thành nuôi còn cao nhưng người nuôi vẫn còn có lãi.

Củng cố năng lực cạnh tranh cho tôm Việt: Thị phần tôm Việt tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động, ngành tôm cũng đang đối mặt với không ít thách thức và áp lực cạnh tranh.

Hiệp định thương mại có thể thúc đẩy xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc: Bộ Thương mại Trung Quốc, Bộ trưởng Wang Wentao và Bộ trưởng sản xuất, ngoại thương đầu tư và nghề cá Ecuador, Julio Jose Prado đã ký một biên bản ghi nhớ mở đường cho các cuộc đàm phán song phương.

Xuất khẩu tôm của Ecuador dự kiến tiếp tục tăng năm 2022: Nhu cầu tôm Ecuador ở các thị trường chính dự kiến vẫn tiếp tục tăng trong năm 2022, theo ông Gorjan Nikolik, phân tích gia thủy sản của Rabobank.

Indonesia đã lựa chọn được 5 địa điểm nuôi tôm mới: Bộ Nghề cá và Hàng hải Indonesia đã xác định được 5 địa điểm tiềm năng để dùng cho các ao nuôi tôm tích hợp.

Giá tôm chân trắng nguyên liệu tại một số nước cung cấp (tuần 2-tuần 7/2022): Dưới đây là giá tôm chân trắng nguyên liệu theo tuần tại một số nước sản xuất tôm chính trên thế giới. Số liệu do VASEP tổng hợp, mang tính chất tham khảo.

Mỹ nhập khẩu 8 tỷ USD tôm trong năm 2021: 6 nguồn cung khác trong top 20 nguồn cung tôm cho Mỹ tăng XK sang tôm sang thị trường này, bao gồm Việt Nam (tăng 33% về khối lượng và 39% về giá trị), Bangladesh (tăng 48% về khối lượng và 28% về giá trị).

Việt Nam về đích thứ 4 trong cuộc đua xuất khẩu tôm sang Mỹ: Năm 2021, trên thị trường Mỹ, mặc dù giá trung bình XK của tôm Việt Nam vẫn còn phải cạnh tranh mạnh với các nguồn cung đối thủ như Ấn Độ, Indonesia nhưng tốc độ tăng trưởng đã ghi nhận cao hơn các nước này. Với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của tôm Ecuador trên thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 4 trong top các nguồn cung tôm chính cho Mỹ với tỷ trọng giá trị tăng từ 10,7% năm  2020 lên 12% năm 2021 và tỷ trọng khối lượng tăng từ 8,8% lên 9,8% tổng NK tôm của Mỹ.

Để nắm bắt đầy đủ bức tranh ngành tôm Việt Nam trên thị trường thế giới từ năm 2016 đến 2021, xin mời Quý độc giả tham khảo Báo cáo ngành hàng tôm 2016 - 2021, dự báo tới 2025

Chia sẻ:


Kim Thu
Chuyên gia thị trường Tôm
Email: kimthu@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục