Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng trong 7 tháng đầu năm nay.

(vasep.com.vn) Trải qua hơn một tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức hoạt động 3 tại chỗ, kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái đã phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành thủy sản. Theo đó, trong tháng 8, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt khoảng 520 triệu USD, giảm 36% và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực.

Ngày 25/8/2021, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã có văn bản số 1117/QLCL-CL1 gửi cơ quan chức năng chịu trách nhiệm kiểm soát thực phẩm NK ở các thị trường.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 7, tỉnh Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản với 570 triệu USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch. Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm 94% với 535 triệu USD, còn lại là các sản phẩm chả cá, surimi, mực, bạch tuộc và nhuyễn thể khác.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), công suất chung của các nhà máy chế biến thuỷ sản phía nam chỉ còn khoảng 40%. Nhiều khó khăn đang bủa vây các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản.

Phát triển sinh kế, nuôi thủy sản (vọp kết hợp ốc len) dưới tán rừng ngập mặn tại huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện đã góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân ven biển, tăng cường công tác bảo vệ rừng cũng như bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua thời gian thực hiện, mô hình sinh kế này đã đem lại một số hiệu quả bước đầu.

Để hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến ngành nuôi trồng thủy sản, tại các địa phương của tỉnh Hải Dương đang hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Chiều 26/8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc họp về việc thực hiện các nhiệm vụ của Bộ về Nghị quyết 120 - Phát triển bền vững ĐBSCL.

Sau hơn 1 tháng hàng nghìn công nhân lao động (CNLĐ) tại Khánh Hòa thực hiện “3 tại chỗ”, Công đoàn các cấp tại địa phương cũng đang nỗ lực vừa chống dịch vừa tìm cách tiếp sức cho công nhân.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, cần bảo vệ doanh nghiệp như bảo vệ “đồng đội”. Phải chắt chiu từng cơ hội cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thời COVID-19.

Tổ trưởng tổ công tác sẽ do Phó thủ tướng Lê Minh Khái đảm nhiệm, có vai trò phối hợp liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng giải quyết những công việc quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản, rau quả và doanh nghiệp sản xuất có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD được giảm 10% tiền điện, trong thời gian 3 tháng.

Việc thực hiện đánh mã số vùng nuôi, cơ sở nuôi thủy sản, nhất là với cá tra đến nay diễn ra khá thuận lợi. Song, việc đánh mã số đối với tôm lại đang gặp khó khăn. Vì sao lại phải cấp mã số vùng nuôi, ao nuôi? Giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn đối với việc cấp mã số cho tôm? Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc phỏng vấn ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản xung quanh vấn đề này.

(vasep.com.vn) Theo một giám đốc điều hành của Siam Canada, các nhà nhập khẩu và gia công chế biến thủy sản của Trung Quốc có thể cân nhắc tăng giá do tắc nghẽn cảng và chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn.

Trong 7 tháng đầu năm, cả nước có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn hoặc ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.