Nghiên cứu mới: Bức xạ Fukushima không ảnh hưởng đến cá di cư

(vasep.com.vn) Khi nhà máy điện Fukushima thải ra một lượng lớn chất phóng xạ vào vùng biển gần bờ sau trận động đất và sóng thần năm 2011, Nhật Bản đã đặt ra những lo ngại về nguồn thủy hải sản bị ô nhiễm làm hại sức khoẻ con người không chỉ ở Nhật Bản mà cả Thái Bình Dương.

Một nghiên cứu mới của nhóm nghiên cứu quốc tế cho thấy những mối quan ngại này hiện nay có thể được khắc phục, ít nhất là đối với việc tiêu thụ các loài động vật biển ăn thịt di cư như cá ngừ, cá kiếm và cá mập.

Nhóm nghiên cứu tập trung vào caesium, một kim loại màu bạc với một lượng lớn đồng vị phóng xạ. Hai trong số này, 134Cs và 137Cs, hình thành khi nhiên liệu urani bị phá vỡ trong lò phản ứng hạt nhân. Các đồng vị caesium cần được xem xét cẩn trọng bởi chúng được thải ra với số lượng lớn sau thiên tai, có thời gian bán hủy tương đối dài (lần lượt là 2,1 và 30 năm), và có xu hướng tích tụ trong các mô cơ mà con người thích ăn.

Tuy nhiên, việc lấy mẫu các mô từ cá săn mồi và các động vật có xương sống khác ở khu vực bắc Thái Bình Dương từ năm 2012 đến năm 2015 cho thấy chưa có phát hiện về nồng độ 134Cs và 137Cs đạt mức độ nền từ các kiểm tra hạt nhân trên mặt đất trong những năm 1940 và 1950.

Dấu hiệu còn mờ nhạt

Tác giả chính Daniel Madigan của Đại học Harvard cho biết, các phép đo và tính toán liên quan về lượng caesium phóng xạ trong một người do ăn hải sản bị nhiễm cho thấy những tác động đối với sức khoẻ có thể là không đáng kể. Đối với các sản phẩm bị hạn chế trong thương mại, mức caesium phải cao hơn 1.600 lần so với bất kỳ mẫu nào mà chúng ta đo được.

Đồng tác giả Kevin Weng, trợ lý giáo sư tại Viện Khoa học biển Virginia William & Mary, đã tham gia nghiên cứu này bằng cách thu thập các mẫu cá ở vùng biển Oahu. Ông cho biết, nghiên cứu này cho thấy mức phóng xạ từ thảm hoạ Fukushima rất thấp đối với các động vật có xương sống ở khu vực xảy ra thảm họa.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích một phần là để đáp ứng các nghiên cứu trước đây về nồng độ phóng xạ cesium trong cá ngừ vây xanh và cá ngừ đánh bắt ngoài khơi bờ biển California trong thời gian ngắn sau khi thảm họa Fukushima, bằng chứng cho thấy những con cá này đã bơi gần 6.000 dặm trong vòng chưa đầy hai tháng.

Theo dõi mức độ di cư

Mặc dù nghiên cứu ban đầu tập trung vào việc sử dụng đồng vị cesium như là một công cụ ngẫu nhiên có thể giúp các nhà khoa học mô tả đặc tính di cư giữa một nhóm cá thương mại bị khai thác mạnh, tuy nhiên người tiêu dùng quan tâm đến các nguy cơ đối với sức khoẻ con người hơn.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy những rủi ro cực kỳ thấp từ cesium đối với bất cứ ai sử dụng những loài di cư này, nhưng mối lo ngại của công chúng vẫn tồn tại, không chỉ các loài cá ngừ đã được đo độ cesium, mà còn đối với các loài cá, động vật biển có vú và cá mập khác.

Người tiêu dùng quan tâm nhiều đến cá hồi, cá halibut và sò điệp bắc Thái Bình Dương, và sư tử biển ở Nam California.

Mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra những rủi ro có thể bằng cách khảo sát một loạt các loài động vật có xương sống trên khắp Bắc Thái Bình Dương có hoặc không có radocesium do vụ Fukushima. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng rất thấp hoặc không có ở những động vật này. Điều này rất quan trọng đối với nhận thức của công chúng về an toàn thủy sản và sự hiểu biết khoa học về chuyển đổi phóng xạ. 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục