Các nền kinh tế thế giới tiếp tục vật lộn với tác động của lạm phát

(vasep.com.vn) Bước sang quý 2/2023, lạm phát vẫn là mối lo ngại đối với tất cả các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm cả thủy sản. Lạm phát là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp tuy nhiên khả năng rất lớn lạm phát vẫn sẽ tăng cao và kéo dài.

Trong khi lạm phát tại Mỹ đã đạt đỉnh, lạm phát tại châu Âu chưa đạt đỉnh. Lạm phát ở châu Âu chủ yếu do các yếu tố bên cung. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương châu Âu bị mắc kẹt trong việc phải tăng lãi suất mặc dù nó không có tác động quá lớn đến lạm phát. Vào đầu tháng 3, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bỉ đều báo cáo lạm phát gia tăng, điều đó cho thấy đỉnh của lạm phát vẫn đang ở phía trước.

Chú thích ảnh

Việc tăng tiền lương thực tế đang làm phức tạp thêm tình hình lạm phát.

Việc tăng tiền lương thực tế đang làm phức tạp thêm tình hình lạm phát. Tăng trưởng tiền lương ở Liên minh Châu Âu đạt 5% vào năm 2022 – cao hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử của Khu vực đồng tiền chung châu Âu là khoảng 2% đến 3%. Các ngân hàng trung ương lo lắng tăng lương quá mạnh, các công ty phải chi trả phí lao động cao hơn nhưng do cần phải đảm bảo lợi nhuận, họ sẽ chuyển chi phí tăng thêm vào người tiêu dùng bằng cách tăng giá sản phẩm. 

Ở châu Á, tình hình kinh tế của Trung Quốc đang căng thẳng. Mặc dù nền kinh tế của nước này dự kiến sẽ tăng trưởng từ 5,7% đến 5,8% vào năm 2023, nhưng những con số này vẫn thấp hơn so với trước đại dịch. Vì vậy, khó có thể dựa vào Trung Quốc để đưa thế giới ra khỏi suy thoái. 

Thuỳ Linh (Theo seafoodsource) 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục