Anh: Lạm phát làm giảm doanh thu thủy sản

(vasep.com.vn) Lạm phát tăng cao làm doanh thu bán lẻ tại Anh giảm 6,3% trong quý I/2022. Doanh thu thủy sản tươi cũng giảm do giá tăng.

Chú thích ảnh

Lạm phát đối với các mặt hàng tạp phẩm chạm mức 4,2% trong vòng 12 tuần (tính tới 20/3), mức cao nhất kể từ tháng 4/2012.

Theo Giám đốc khối Bán lẻ và Insight người tiêu dùng của Kantar - Fraser McKevitt - nói rằng từ lạm phát tăng cao đã thay thế đại dịch Covid-19 trở thành nhân tố chính ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Người tiêu dùng giờ đây thoải mái với việc ăn ngoài hơn, họ có thể mua đồ ăn và đồ uống trên đường đi du lịch hoặc đi làm, bên cạnh việc dành thời gian ăn uống với bạn bè và gia đình.

Lạm phát cũng làm giảm doanh thu các mặt hàng thủy sản ướp lạnh trong tháng 1. Tổng doanh thu các loại cá ướp lạnh giảm 1,2% còn 523,6 triệu bảng (688 triệu USD, 619 triệu EUR) trong quý 1/2022 so với cùng kì 2021, nhưng vẫn cao hơn cùng kì 2 năm trước 14,7%.

Doanh thu cá tẩm bột trong quý I giảm 13,4% so với cùng kì năm trước. Doanh thu thủy sản tẩm bột giảm 7%, sản phẩm thủy sản tự nhiên giảm 7,5% và thủy sản có vỏ giảm 5,8%. Mặc dù doanh thu cá ướp lạnh giảm 1,2% so với năm trước, mức doanh thu này vẫn cao nhất so với các mặt hàng tương tự.

Cá ướp lạnh giá trị gia tăng có doanh thu tăng 13%. Doanh thu của tôm cocktail tăng vọt 38% vào tháng 1 dù giá tăng 8%.

Lạm phát cũng làm ảnh hưởng tới tần suất mua sắm tại các cửa hàng bách hóa tại Anh. Trong quý I/2022, lần đầu tiên số lượt mua sắm tại các cửa hàng bách hóa giảm trong 12 tháng qua. Các hộ gia đình ghé siêu thị trung bình 15,4 lần, so với 15,6 lần vào tháng 3/2021.

Giá xăng tăng cao cũng có thể là một nguyên nhân khiến mọi người tới siêu thị ít hơn để tiết kiệm tiền xăng.

Các nhà cung cấp và nhà bán lẻ có thể sẽ chứng kiến người tiêu dùng cố gắng giảm chi phí khi đi mua sắm tạp phẩm, và ngày càng có nhiều người chuyển hướng sang các sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà bán lẻ. Các mặt hàng này cũng chịu chung xu hướng giảm doanh thu với thị trường, nhưng tỉ lệ chi tiêu của các mặt hàng này so với các thương hiệu khác đã tăng 50,6%, so với mức 49,9% của cùng kì năm trước.

Người tiêu dùng đang tìm cách tiết kiệm tiền, thể hiện qua việc các siêu thị tiến hành khuyến mãi giảm giá như Aldi và Lidl có doanh tăng 3,6% so với cùng kì năm trước.

Nhà bán lẻ dẫn đầu thị trường là Tesco, chiếm 27,4% thị phần trong quý I, so với mức 27,1% cùng kì năm ngoái.

"Để biết thêm thông tin chi tiết về diễn biến XK thuỷ sản sang các thị trường trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, đánh giá tác động và dự báo, xin mời quý DN và bạn đọc đăng ký Báo cáo chuyên đề: Xung đột Nga - Ukraine: Đánh giá tác động đối với thương mại thuỷ sản Việt Nam".

Minh Trang

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục