Sản xuất

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) đã và đang từng bước trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế. Diện tích bãi bồi, mặt nước NTTS không ngừng được mở rộng, các hình thức và đối tượng con nuôi ngày một đa dạng. Song song đó, huyện còn tập trung nhiều nguồn lực đầu tư hạ tầng, khoa học-kỹ thuật và triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân.

Hiện nay, giá các mặt hàng thủy sản tăng khá cao nên bà con làm nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Bạc Liêu phấn khởi.

Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) đang triển khai dự án hỗ trợ cá trê vàng giống cho nông dân thả nuôi dưới ruộng trong vụ Thu đông sắp tới.

Những năm qua, thực hiện Quy hoạch Nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 2234/QĐ-UBND ngày 1-11-2013 của UBND tỉnh Ninh Thuận, từng bước đã tạo chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành Thủy sản theo hướng nâng tỷ trọng nuôi trồng thủy sản theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn và cân bằng sinh thái môi trường, hình thành vùng sản xuất giống chất lượng cao của cả nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...

Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang phát triển, từng bước hình thành các vùng nuôi tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, môi trường trong NTTS đang trở thành vấn đề bức xúc, cần được tập trung giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững.

(vasep.com.vn) Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 4 năm 2017 ước đạt 295 ngàn tấn, tăng 1% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 865 ngàn tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Nuôi cá lồng đang phát triển mạnh ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Song, hiện nay, việc nuôi cá lồng vẫn còn tự phát, không có quy hoạch rõ ràng...

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), cả khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay đều gặp khá nhiều thuận lợi; Ngư dân thu hoạch được mùa, được giá...

Là điểm trũng nhất của huyện Hải Hậu (Nam Định) nên canh tác nông nghiệp ở xã Hải Long gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, những năm qua xã đã chuyển đổi 47,47ha diện tích chân ruộng trũng sang phát triển kinh tế gia trại, trang trại, nuôi thủy sản nước ngọt mang lại hiệu quả cao cho người dân.

Ngày 24/4/2017, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến về phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2017. Ông Phạm Vũ Hồng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì Hội nghị; đại diện các sở, ngành có liên quan, các công ty giống và 15 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố cùng tham dự.

Hiện cá thát lát thương phẩm được người nuôi cá trong tỉnh Hậu Giang bán ra với giá 35.000 đồng/kg. Với giá này, so với nửa tháng trước đây thì sụt giảm hơn 5.000 đồng/kg. Trong khi đó, các sản phẩm chế biến từ cá thát lát trong tỉnh như: chả cá thát lát, cá thát thát tẩm gia vị, cá thát lát rút xương cũng giảm nhẹ và giá bán dao động từ 125.000-200.000 đồng/kg, tùy loại.

Với 16 bè nuôi cá thát lát cườm, diện tích mỗi bè từ 25 - 200m2, ông Lý Văn Bon tại khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ thu lãi mỗi vụ cá từ 300 - 400 triệu đồng. Nhờ nắm vững kỹ thuật nuôi, kết hợp với nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tiêu thụ, đa dạng sản phẩm cá thát lát chế biến nên kinh tế gia đình ông Bon ngày một khấm khá.

Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trong quí I/2017 ước đạt 49.955 tấn (trong đó tôm 15.780 tấn). Diện tích nuôi trồng thủy sản 108.155 ha; diện tích thu hoạch 64.495 ha; sản lượng nuôi trồng 25.718 tấn (trong đó tôm 12.784 tấn).

Vì sao sản phẩm thủy sản (thường tôm sú, thẻ chân trắng) không an toàn và nhiễm dư lượng thuốc kháng sinh cao nhưng vẫn “có đất sống”? Thực tế cho thấy khi thị trường có người cần (nhu cầu) sẽ tạo thói quen xấu, vốn không được người nuôi thủy sản đồng tình. Nhưng vì lợi nhuận và các doanh nghiệp (DN) chưa cương quyết “xóa sổ” với sản phẩm thủy sản không an toàn, xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, từ đó người nuôi cứ nghĩ một khi “sơ sẩy” trong sản phẩm thu hoạch không đạt chất lượng nhưng DN này không mua, thì vẫn có DN khác đến mua. Đối với DN có thủy sản xuất khẩu thì đây là một “thảm họa”.

Quảng Ninh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 26.000ha, trong đó 17.300ha nuôi mặn, lợ; 3.300ha nuôi nước ngọt. Với diện tích lớn như vậy nên nhu cầu sử dụng giống thuỷ sản tương đối lớn, trung bình khoảng 4,5 tỷ con/năm. Hiện nay, mặc dù tổng nhu cầu giống thuỷ sản của tỉnh vẫn được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, ít xảy ra tình trạng khan hiếm giống, tuy nhiên nguồn cung ứng lại đang có nhiều tồn tại, thiếu sự kiểm soát triệt để, khó quản lý. Lý do, phần lớn con giống thuỷ sản phải nhập từ ngoại tỉnh hoặc nguồn trôi nổi trên thị trường; số con giống được sản xuất tại các cơ sở đảm bảo tại chỗ trên địa bàn thấp, chỉ chiếm gần 25% (khoảng 1,1 tỷ con giống các loại/năm).