Sản xuất

Bắt đầu từ những năm 2000, nghề nuôi tôm trên cát đã diễn ra ở các tỉnh ven biển miền Trung giúp nhiều bà con thoát nghèo. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), đây sẽ là hướng đi mới trong tương lai cho cả một vùng kinh tế biển đầy tiềm năng.

Trước diễn biến bất thường của thời tiết (nắng nóng kéo dài, mưa dông bất thường) làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra.

Sàn kinh doanh trực tuyến Badasa của Việt Nam Post vừa mới khai trương sẽ tạo ra cầu nối, mở thêm kênh phân phối cho các mặt hàng đặc sản trong nước.

Theo đánh giá của Viện Chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard), triển vọng thị trường XK các mặt hàng thủy sản trong tương lai rất khả quan.

Ngành nuôi trồng thủy sản có tổng sản lượng ước đạt hơn 6,7 triệu tấn (khai thác gần 3,1 triệu tấn, nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn), kim ngạch xuất khẩu khoảng 7 tỷ USD vào năm 2016.

Thời gian qua, ngành điện cùng các ngành hữu quan TP Cần Thơ đồng loạt triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở các ngành chế biến thực phẩm, thủy hải sản… Qua đó, thúc đẩy các doanh nghiệp từng bước cải tạo thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất để tiết giảm điện năng tiêu thụ, góp phần giảm chi phí sản xuất, gia tăng năng suất và sức cạnh tranh thị trường.

Nghề nuôi thủy hải sản nước ta thời gian qua phát triển tương đối mạnh và đem lại cơ hội nâng cao thu nhập cho hàng ngàn hộ dân.

Trong những năm qua, tôm thẻ chân trắng vẫn là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh, tạo nguồn thu và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm nhất hiện nay đối với người nuôi tôm là chất lượng con giống.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, hiện tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh này là hơn 7.500ha. Trong đó, 2.215ha nuôi thủy sản nước ngọt và 5.286ha nuôi thủy sản nước mặn, lợ, với chủng loài nuôi phong phú và đa dạng như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá mú, cá chẽm, cá lóc, cá rô phi đơn tính, baba...

Từ năm 2014 đến nay, tỉnh Long An bố trí ngân sách khoảng 40 tỷ đồng hỗ trợ nông dân các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường phát triển nuôi hơn 3.000 ha cá nước ngọt, với sản lượng hơn 30 nghìn tấn/năm theo hướng bền vững.

Theo nhiều hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản ở địa phương, hiện các đại lý, công ty bán thức ăn cho heo, gà, vịt cho người nuôi với giá khoảng 280.000 đồng/bao (trọng lượng 25kg). Riêng thức ăn cho các loài thủy sản như: tôm, cá tra, cá rô, cá thát lát có giá từ 350.000-500.000 đồng/bao (trọng lượng 25kg và tùy theo độ đạm).

Qua hai năm triển khai, các mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển; tôm sú với hải sâm và rong biển đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các mô hình này dễ áp dụng, phù hợp với nông dân các tỉnh miền trung.

(vasep.com.vn) Diện tích nuôi trồng thủy sản trong tháng 4 đạt 109.043ha; hiện đang nuôi 108.437ha, trong đó đang nuôi tôm 107.748ha (nuôi tôm sú, tôm thẻ thâm canh và bán thâm canh 3.467ha, các hình thức nuôi khác 104.281ha), cá và thủy sản khác 689ha. Diện tích thu hoạch 67.861ha, trong đó tôm thâm canh, bán thâm canh 10.177ha. Sản lượng thu hoạch trong tháng 4/2017 đạt 12.168 tấn, nâng sản lượng 4 tháng đầu năm lên 37.032 tấn, đạt 17,7% kế hoạch và tăng 10,8% so cùng kỳ.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 5 ước đạt 370 nghìn tấn, tăng 3,3% so với kì năm trước, đưa sản lượng 5 tháng đạt 1.235 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu là một trong những cản trở lớn của ngành thủy sản trong năm nay.