Đại dương nóng lên và con người cần phải hành động

(vasep.com.vn) Vào tháng 3/2016, nhiệt độ đại dương cao nhất từng được ghi nhận là 20,95 độ C. Tháng 7/2023, nhiệt độ bề mặt nước biển được ghi nhận là 20,96 độ C. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục sẽ gây ra hậu quả đối với trái đất và con người.

Các đại dương ấm lên đe dọa sinh kế của hàng triệu gia đình ngư dân trên toàn cầu và đặc biệt là ở Philippines. Có tới 56 triệu người phụ thuộc vào đánh bắt cá trên toàn thế giới và cá và hải sản là nguồn cung cấp một nửa protein động vật và dinh dưỡng ở các nước nghèo.

Nước ấm hơn sẽ đẩy cá vào sâu hơn để kiếm thức ăn và nhiệt độ mát hơn. Bên cạnh đó, các khoáng chất mà cá ăn đang giảm dần.

Một nghiên cứu cho thấy quần thể cá quanh Trung Quốc và Nhật Bản đang giảm tới 35%. Nhiệt độ đại dương ấm hơn đã khiến lượng cá đánh bắt hợp pháp giảm 4% trong những năm gần đây. Đại dương ấm hơn đang buộc cá di cư về phía Bắc đến vùng nước tương đối mát hơn. 

Chú thích ảnh

Các đại dương ấm lên đe dọa sinh kế của hàng triệu gia đình ngư dân trên toàn cầu và đặc biệt là ở Philippines

Theo Our World Data, thế giới ước tính sản xuất khoảng 200 triệu tấn cá và hải sản mỗi năm, bao gồm cả cá nuôi. Cá biển đang cạn kiệt với tốc độ chưa từng có.

Nước ấm hơn đang tẩy trắng và phá hủy san hô, ngôi nhà và nơi sinh sản của hàng ngàn loài cá và hải sản. Theo một số nhà bảo vệ môi trường, có tới 80% ngư trường trên thế giới không thể cứu vãn được. Khai thác đến cùng, tất cả đang tiến tới sự sụp đổ hoàn toàn vì đánh bắt quá mức. 

Đến năm 2048, với tốc độ cạn kiệt này, nguồn cá sẽ không thể phục hồi. 

Sự nóng lên toàn cầu và đại dương là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tất cả mọi người. Để giải quyết vấn đề này, các chính phủ phải chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và không ngừng tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, địa nhiệt…

Thuỳ Linh (Theo ucanews)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục