Cần cân đối cung - cầu nguyên liệu cá tra trong những tháng tới

(vasep.com.vn) Theo Bộ NN và PTNT, mặc dù giá cá tra nguyên liệu năm nay khá cao nhưng do lo ngại giá cả và đầu ra không ổn định nên tiến độ thả nuôi và thu hoạch còn thấp so thời điểm cùng kỳ. Diện tích cá tra 7 tháng đầu năm của các tỉnh ĐBSCL ước đạt 3.921,6 ha, giảm 5,4% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 729,7 nghìn tấn, tăng 1,2% với cùng kỳ.

Đồng Tháp là địa phương có diện tích và sản lượng nuôi lớn nhất của cả nước vẫn có sự tăng trưởng tốt, sản lượng tăng 14,2% so với cùng kỳ để bù cho sự giảm sút của các tỉnh như An Giang, Cần Thơ, Bến Tre. Thị trường cá tra giống cũng hạ nhiệt sau thời gian duy trì ở mức cao, tính đến cuối tháng 7/2017, giá cá tra giống đã giảm 5.000 – 10.000 ngàn đồng/kg so với đầu tháng 5/2017.

Hiện nay, giá cá tra trung bình tại ĐBSCL tương đối ổn định, dao động từ 22.000 - 25.600 đồng/kg. Trong nửa đầu năm nay, diễn biến XK tại các thị trường tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước.

Giá cá tra đạt đỉnh vào tháng 4/2017 khi các doanh nghiệp chế biến tiếp tục đẩy mạnh thu mua cá nguyên liệu để phục vụ thị trường xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, bắt đầu vào thời gian thu hoạch rộ nên giá cá tra trong tháng đã giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao từ 24.000 – 26.000 đồng/kg.

ĐBSCL vào thời điểm thu hoạch rộ, giá cá tra giảm mạnh theo xu hướng giảm giá của một số loài thủy sản khác. So với tháng trước, giá cá tra nguyên liệu đã giảm khoảng 3.000 – 4.000 đồng/kg. Diện tích nuôi cá tra cũng có xu hướng giảm mặc dù đầu năm giá cá tra tăng khá cao nhưng người nuôi đã có nhiều kinh nghiệm về sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ nên không thả nuôi ồ ạt. Trong tình hình sản xuất cá tra còn gặp nhiều khó khăn, để giảm bớt rủi ro nhiều hộ chuyển đổi diện tích sang nuôi các loài cá khác như cá lóc, cá trê...

Diện tích và sản lượng cá tra tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Đơn vị

6 tháng 2016

6 tháng 2017

So sánh 2017/2016 (%)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích

Sản lượng

ĐBSCL

3.665

583.129,5

3.076,2

583.503

83,94

100,06

Tiền Giang

48

18.521

44

16.800

91,7

90,7

Bến Tre

392

82.575

395

82.613

100,8

100

Trà Vinh

24

5.371

14

7.450

58,3

138,7

Vĩnh Long

456,7

38.000

458,2

39.094

100,3

102,9

Đồng Tháp

1.551

222.965

1.592

232.000

102,6

104,1

An Giang

584

121.437

39

120.000

6,7

98,8

Kiên Giang

-

1.968

-

1.472

-

74,8

Cần Thơ

542

75.575

464

68.072

85,6

90,1

Hậu Giang

49,3

12.431,5

40

9.900

81,2

79,6

Sóc Trăng

18

4.286

30

6.102

166,7

142,4

Nguồn: Bộ NN và PTNT

Tuy nhiên, tới tháng 6/2017, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL hình thành mặt bằng giá mới theo chiều hướng giảm do nguồn cung tăng và doanh nghiệp thu mua cầm chừng. Tại Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ… giá cá tra thịt trắng nguyên liệu dao động 21.500 - 23.000 đ/kg, giảm 3.000 - 4.000 đ/kg so với tháng trước. Thị trường cá giống tiếp tục giảm: tại Cần Thơ, cá tra giống (cỡ 1,5 cm chiều cao thân) 24.000 – 25.000 đ/kg; cá tra giống (cỡ 2 cm chiều cao thân) 19.000 - 20.000 đ/kg. Trong 6 tháng đầu năm, giá cá tra trong nước biến động tăng đáng kể. Kể từ thời điểm trước Tết Nguyên Đán 2017 giá cá tra đã bắt đầu tăng và kéo dài đạt mức đỉnh điểm vào giữa tháng 4/2017, nhưng đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây được xem là chu kỳ giá cá tra tăng kéo dài nhất và có thể tiếp tục kéo dài đến hết năm 2017.

Dự báo, trong quý III/2017, giá cá tra ổn định và tiếp tục dao động ở mức từ 22.000 – 26.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá tra tại ĐBSCL có lãi, tuy nhiên, phần lớn XK sang các thị trường lớn đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, giá cá tra không tăng, cả người nuôi và DN XK cần nắm bắt thông tin thị trường để cân đối diện tích và sản lượng nuôi cho phù hợp.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục