Giá cá ngừ vằn Bangkok giảm nhẹ trong khi giá nhiên liệu tăng

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh giao dịch tại Bangkok hầu như không giảm trong 3 tuần qua do chi phí nhiên liệu cho tàu đánh bắt cao và nhu cầu trên thị trường thấp.

Giá cá ngừ vằn Bangkok giảm nhẹ trong khi giá nhiên liệu tăng

Giá cá ngừ vằn nguyên liệu thô đã giảm xuống dưới mức 1.350 USD/tấn. Kể từ đầu tháng 3, giá cá ngừ vằn đã ở mức 1.400 USD/tấn và giảm 50 USD/tấn trong tháng 4. Hiện tại, các giao dịch cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh cỡ >1,8kg tại Bangkok được thực hiện ở mức khoảng 1.325 USD/tấn, thấp hơn 25 USD/tấn so với tháng trước, giảm 2%.

Trong nhiều tháng qua, các nhà chế biến tại Bangkok không vội vàng tăng lượng nguyên liệu thô tồn kho. Nhu cầu của họ vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân là do trên thực tế các nhà sản xuất đồ hộp đã dự trữ đủ cá ngừ nguyên con trong gần 3 tháng nên hiện tại rất ít giao dịch. Ngoài ra, họ đang hoạt động dưới mức công suất. 

Theo các báo cáo, sản lượng đánh bắt cá ngừ vằn tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương (WCPO) trong tháng 3 sẽ được các tàu kho lạnh vận chuyển tới Bangkok trong khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, hiện tại nguồn cung tại Thái Lan khá cân bằng. Nếu tình trạng dư thừa nguồn cung diễn ra tại trung tâm cá ngừ Bangkok, giá cá ngừ có thể phải đối mặt với áp lực giảm nhiều hơn.

Một yếu nguyên nhân chính khiến nhu cầu thấp không đẩy giá cá ngừ giảm mạnh là do giá dầu thô Brent, giá dầu điểm chuẩn trên thế giới, tăng cao đã làm tăng giá nhiêu liệu hàng hải. Hiện tại, các nhà đánh bắt và vận chuyển đang phải đối mặt với chi phí vận hành cao hơn. Vào ngày 7/5/2021, giá dầu khí biển (MGO) tại Singapore, cảng tiếp nhiên liệu hàng đầu thế giới, ở mức 556,5 USD/tấn. Đến ngày 12/05/2021, giá MGO tại đây ở mức 558,5 USD/tấn. Ngoài ra, các chủ tàu tại khu vực WCPO cần trang trải nhiều loại chi phí bao gồm cả chi phí vận chuyển – 300 USD để vận chuyển cá ngừ nguyên liệu thô từ WCPO. Nếu họ không đánh bắt ở khu vực ngoài khơi, họ cũng phải trả phí cấp phép đánh bắt tại khu vực đặc quyền kinh tế của các nước tham gia Hiệp định Nauru (PNA) là 350 USD/tấn. Trong nhiều tháng, hầu hết sản lượng đánh bắt được là từ khu vực biển này, đặc biệt là vùng biển của Papua New Guinea và Kiribati. Điều này sẽ khiến tàu bị giảm thu nhập khi phải chi trả các khoản như lương cho lao động, cầu cảng và chi phí hoạt động, điều này khiến họ không muốn bán cá ngừ với giá thấp hơn.

Các thương nhân dự đoán nhu cầu của các nhà sản xuất đồ hộp tăng cao hơn trong những tháng tới vì hầu như nhập khẩu cá ngừ vằn trong quý 2 hàng năm đều tăng, đặc biệt là tháng 5 và 6. Theo số liệu của Hải quan Thái Lan, các nhà chế biến đã nhập khẩu nhiều cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) trong quý 2 nhiều hơn so với quý 1 trong vài năm qua. Điều này là do các nhà máy sản xuất đồ hộp Bangkok cần sản xuất nhiều hơn cho các thị trường như Mỹ, nơi có mức tiêu thụ cá ngừ cao hơn trong mùa hè. Sau đó, các sản phẩm này thường được xuất khẩu đi trong tháng 6 hoặc tháng 7.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục