Đồng bảng Ai Cập mất giá khiến ngành cá ngừ Thái Lan giảm công suất

(vasep.com.vn) Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Ai Cập – thị trường cá ngừ đóng hộp lớn nhất tại Trung Đông và là nhà nhập khẩu (NK) chính của Thái Lan – đang khiến các nhà máy sản xuất đồ hộp Thái Lan phải giảm công suất.

Chú thích ảnh

Kể từ năm 2022, Ai Cập đã trải qua cuộc khủng hoảng do thiếu hụt đồng đô la và đồng nội tệ mất giá đã khiến tình trạng “lạm phát trì trệ” (sự kết hợp giữa lạm phát cao và trì trệ kinh tế) trở nên tồi tệ hơn, điều này đang bóp nghẹt các doanh nghiệp địa phương.

Tháng 12/2022, Chính phủ nước này đã thông báo về việc 9,5 tỷ USD hàng hóa đang bị mắc kẹt tại các cảng trong khi doanh nghiệp không có tiền đô la để thông quan các lô hàng. Đồng bảng Ai Cập, vốn đã bị phá giá 2 lần trong năm 2022, nay còn bị phá giá hơn nữa.

Năm nay, Chính phủ Ai Cập đã cho phép đồng nội tệ giảm xuống mức thấp mới. Đồng bảng Ai Cập đã mất 50% giá trị trong năm 2022.

Kể từ quý 4/2021, đồng nội tệ mất giá cũng đã ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng cá ngừ của Ai Cập.

Cựu giám đốc điều hành của Thai Union và Century Pacific, người gần đây đã gia nhập công ty môi giới Pháp-Thái JMB, đã chỉ ra rằng người mua Ai Cập không thể thanh toán cho các đơn đặt hàng cá ngừ mà họ đã thực hiện trước đó do Chính phủ nước này giới hạn khả năng tiếp cận ngoại tệ của các công ty.

Ông cho biết, loại protein động vật hợp túi tiền nhất ở Ai Cập là cá ngừ đóng hộp, do các đặc tính vốn có của nó. Cá ngừ đóng hộp là một phần không thể thiếu trong tiêu dùng hàng ngày của người dân. Cá ngừ đã được đưa vào danh sách ưu tiên NK của Chính phủ Ai Cập khi Chính phủ nới lỏng hạn chế đối với đồng đô la khi tình hình cán cân thanh toán (BOP) được cải thiện ở Ai Cập.

Phô mai đã trở thành sự thay thế cho cá ngừ như một lựa chọn hợp lý cho tiêu dùng hàng ngày của người dân bình thường. Đã có sự phát triển vượt bậc trong đóng gói phô mai trong vài năm qua. Giá cá ngừ cao và đồng bảng Ai Cập mất giá đã gây áp lực lên giá cá ngừ ở thị trường Ai Cập. Tất cả các thương hiệu hiện đang thu hẹp quy mô và hạ thấp thông số kỹ thuật để có giá cả phải chăng.

Trước đây, Ai Cập đã mua từ 3.000 – 3.500 container 20ft cá ngừ, trong đó 95% là từ Thái Lan.

Ông nói thêm rằng có tới 70% đơn đặt hàng của Ai Cập đã giảm trong những tháng gần đây, chiếm tới 5-7% đơn đặt hàng của Thái Lan, tùy theo nhà máy.

Tuy nhiên, các vấn đề với các đơn đặt hàng của Ai Cập không phải là mối quan tâm chính đối với các nhà chế biến cá ngừ Thái Lan và các nhà cung cấp của họ. Ai Cập đang ảnh hưởng một chút đến thị trường cá ngừ Bangkok, nhưng đó không phải là một thị trường lớn. Mặt khác, thị trường EU đã tăng sức mua do đồng euro mạnh lên.

Nhìn chung, nhu cầu đối với cá ngừ ở Bangkok hiện tại ổn định, do sản lượng khai thác ở vùng biển nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương và các đại dương khác thấp, ngoại trừ Ấn Độ Dương, nơi sản lượng ở mức trung bình và Đại Tây Dương, nơi việc đánh bắt chậm hơn do lệnh cấm sử dụng thiết bị dẫn dụ cá (FADs) đang có hiệu lực.

Điều thực sự ngăn cản giá tăng là những người mua chính đã trì hoãn các đơn hàng của họ do giá cá cao đã đẩy giá các sản phẩm đóng hộp lên cao.

Trong những năm gần đây giá cá ngừ vằn thường ở mức 1.300 – 1.500 USD/tấn. Nhưng hiện giá cá đang ở mức 1.700 USD/tấn, do đó người mua đang chần chừ. Nếu sản lượng đánh bắt vẫn ở mức thấp trong nửa cuối tháng 2, thì các nhà NK sẽ buộc phải mua với mức giá mà các nhà sản xuất đồ hộp đưa ra để chuẩn bị đủ lượng dự trữ cho thị trường bán lẻ vào mùa hè.

NK cá ngừ đóng hộp của Ai Cập năm 2020 đã tăng 20% so với năm 2019, đạt 3.718 tấn, trị giá 151,2 triệu USD.

Thị trường Ai Cập đã trải qua một số thay đổi quan trọng vào năm 2020, với doanh số bán cá ngừ và cá ngừ cắt khúc tăng trưởng trở lại và hiện chiếm một nửa thị phần tại thị trường nội địa. Ngành cá ngừ cũng đã cố gắng tung ra các sản phẩm cá ngừ giá trị gia tăng, chẳng hạn như salad cá ngừ, nhưng không thành công.

NK cá ngừ đóng hộp của Ai Cập cũng tăng 21% trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu là do sự cải thiện kinh tế trước đại dịch và tỷ giá hối đoái được củng cố cũng hỗ trợ sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, hậu COVID, lạm phát gia tăng và xung đột Ukraine đã tác động đến nền kinh tế Ai Cập - giống như nhiều nền kinh tế tương tự - trong bối cảnh khu vực này phụ thuộc vào lúa mì và các mặt hàng chủ lực khác.

Với BOP của Ai Cập đang bị căng thẳng, Chính phủ đã đưa ra biện pháp phá giá tỷ giá hối đoái và kiểm soát dòng đô la chảy ra.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục