Xuất khẩu tôm năm 2022 được dự báo đại thắng, cao hơn năm trước ít nhất 10%

Ngày 15/7, Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT và Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức Diễn đàn tôm Việt năm 2022 với chủ đề "Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam". Hội nghị hướng tới hỗ trợ các giải pháp công nghệ mới, giải quyết những khó khăn và thách thức đặt ra trong sản xuất hiện tại, giúp nông dân tổ chức lại mô hình nuôi tôm nhằm cắt giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát triên bền vững.

Diễn đàn đề nghị các đại biểu, khách mời trao đổi thẳng thắn những thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh nghiệm thực tiễn, đặt ra nhiều câu hỏi tập trung vào các giải pháp ứng dụng công nghệ mới để nghề nuôi tôm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và bền vững. Từ đó, có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại của ngành thủy sản trong bối cảnh hiện nay.

Chú thích ảnh

Trong 5 tháng đầu năm 2022, ngành tôm có mức tăng trưởng tích cực: Tôm thương phẩm tăng trên 10% và kim ngạch xuất khẩu tăng trên 40% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của năm 2022 sẽ cao hơn năm 2021 ít nhất 10%.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Tấn Cận - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong những năm qua, thị trường xuất khẩu của ngành tôm Việt Nam nói chung và của tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang gặp nhiều khó khăn so với các nước trong khu vực, giá tôm không ổn định, tình hình thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và nhất là đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và người nuôi.

Các cấp chính quyền đã đưa ra nhiều giải pháp từ công trình đến phi công trình để khắc phục, chống và thích ứng với tình hình khí hậu như hiện nay. 

Bên cạnh đó, đã chủ động với nhiều giải pháp trình diễn, giới thiệu, chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ mới để người sản xuất được tiếp cận, ứng dụng nhằm giảm giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,…

Chú thích ảnh

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng việc áp dụng công nghệ vào nuôi tôm thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, như việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro nên chưa khuyến khích được nhiều tổ chức, doanh nghiệp đầu tư; chi phí đầu tư ban đầu lớn; quy mô nuôi của nhiều hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ; hệ thống cấp thoát nước, đường điện, giao thông tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung chưa được đầu tư đồng bộ; nhận thức, trình độ của người dân không đồng đều cũng là một rào cản trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ...

Theo Tổng cục Thủy sản, theo kế hoạch, trong năm 2022 diện tích nuôi tôm đạt 750.000ha (tôm sú 625.000ha, tôm thẻ 125.000ha); sản lượng tôm các loại khoảng 980.000 tấn, trong đó tôm sú 275.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 675.000 tấn, còn lại là tôm khác; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4 tỷ USD (dự kiến tăng 2,56% so với năm 2021).

Để đạt được các mục tiêu trên, Tổng cục Thủy sản cũng đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, tổ chức liên kết giữa các địa phương nuôi tôm; thực hiện đồng bộ các giải pháp sản xuất để vừa phát triển sản xuất nuôi tôm, vừa ứng phó có hiệu quả với dịch Covid-19. 

Tổ chức sản xuất theo hướng liên kết (liên kết dọc giữa các nhà với nhau; liên kết ngang giữa các cơ sở sản xuất) để sản xuất an toàn, hạ giá thành và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm…

Thùy Linh (Theo Báo Dân Việt)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm