Ecuador có thể sản xuất được 2,5 triệu tấn tôm vào năm 2027

(vasep.com.vn) Robins McIntosh của CP nhận định mức tăng trưởng hiện tại của Ecuador cho thấy nước này có thể sản xuất 2,5 triệu tấn tôm vào năm 2027, gần với mức nhập khẩu tôm hiện tại của các thị trường chính.

Ecuador có thể sản xuất được 25 triệu tấn tôm vào năm 2027

Sau khi vượt mức nuôi trồng 1 triệu tấn sản lượng tôm thẻ chân trắng vào năm 2021, theo quỹ đạo tăng trưởng, sản lượng của Ecuador được nhận định có khả năng sẽ tăng thêm 1,5 triệu trong 6 năm tới.

McIntosh cho biết nhu cầu tại các thị trường nhập khẩu tôm chính của thế giới hiện ở mức 2,85 triệu tấn, dẫn đầu là Mỹ và Trung Quốc lần lượt ở mức 1 triệu và 900.000 tấn. Theo báo cáo trước đây, Ecuador đã vượt 500.000 tấn xuất khẩu trong nửa đầu năm 2022 và Ấn Độ "cần phải đề phòng". McIntosh dự báo sản lượng của Ấn Độ đã giảm 100.000 tấn trong năm 2022 từ con số 900.000 tấn năm ngoái khi Ecuador tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Ecuador có khoảng 220.000 ha trang trại. McIntosh ước tính khoảng 15-20% phương thức nuôi thâm canh, để sản xuất 18-22 tấn mỗi ha hàng năm. Vì vậy, nếu tất cả 220.000 ha được sản xuất ở mức 20 tấn/năm, thì sản lượng đầu ra sẽ là 4,4 triệu tấn.

Mỗi năm, nhiều ao nuôi sẽ được chuyển đổi, đó là lý do mỗi năm các ao nuôi này đều có sản lượng liên tục tăng. Họ không phải xây mới mà chỉ cần chuyển đổi các ao nuôi bằng cách thêm máy sục khí, máy cho ăn tự động, đóng cửa một số ao nuôi không hiệu quả và sau đó thức ăn chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, Ecuador đang quảng cáo một chương trình di truyền học nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng tôm.

McIntosh chia sẻ đó là chương trình di truyền học tiên tiến nhất mà ông từng chứng kiến. Ba đến bốn năm trước, Ecuador đã gặp khó khăn để thu hoạch tôm nặng hơn 24 gram. Giờ đây với quốc gia này, các vụ thu hoạch 40 gram, 50 gram không còn xa lạ và hầu hết các ao đang thu hoạch tôm nặng hơn 30 gram. Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau đã làm cho bệnh trên tôm giảm xuống.

Khi sản lượng tăng lên, Ecuador đã đầu tư vào việc nâng cấp, hiện đại hoá các nhà máy chế biến để có thể sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cho Bắc Mỹ, tránh phụ thuộc vào việc bán tôm nguyên con cho Trung Quốc và Nam Âu.

Tại sao Ecuador lại đang chiếm ưu thế trên thị trường tôm?

McIntosh cho biết sự không thành công trong nuôi tôm xuất phát từ cơ sở từng điểm, chi phí thức ăn, chi phí con giống, chi phí năng lượng. Ông định nghĩa sự không thành công của một ao nuôi là không đáp ứng được kỳ vọng và lợi nhuận. Những ao nuôi của Ecuador đều đang đáp ứng được những kỳ vọng đề ra, còn với các quốc gia Đông Nam Á, tỉ lệ không thành công vẫn còn cao, phần lớn là do dịch bệnh trên tôm.

Phương pháp canh tác ở Ecuador đảm bảo mầm bệnh không biến thành dịch bệnh. Tôm Ecuador cũng đối mặt với các nguy cơ về mầm bệnh, tuy nhiên, họ không để những mầm bệnh này bùng phát thành dịch bệnh, và điều này tạo ra sự khác biệt lớn.

McIntosh nhận định, Ecuador cũng có lợi thế về giá cả trong vận chuyển. Một container từ Ấn Độ đến Mỹ sẽ có cước phí vận tải rơi vào khoảng 20.000 USD, so với 6.000 USD từ Ecuador. Điều này tạo ra một lợi thế 14.000 USD chỉ trong mảng vận chuyển.

Ngoài ra, Ecuador có thể gửi đến Mỹ trong một tuần, so với con số 3 tuần từ Ấn Độ. Ecuador cũng có một cửa ngõ vào Châu Âu mà Châu Á không có.

Các công ty Ấn Độ đang có vấn đề liên quan đến đáp ứng mức chi phí thị trường đi ngược lại với họ. McIntosh cho rằng sản lượng nửa cuối năm của Ấn Độ có thể sẽ không đạt được mức nửa đầu năm.

Giá tôm cũng được nhận định sẽ "chịu áp lực ngày càng tăng". McIntosh vẽ ra mối tương quan giữa chi tiêu tùy ý và tiêu thụ tôm: khi thu nhập khả dụng tăng, tiêu thụ tôm cũng vậy.

Trong thời đại chúng ta đang ở hiện nay, thu nhập khả dụng đang giảm dần, điều này có thể gây sụt giảm trong việc tiêu thụ các loại thực phẩm không thiết yếu hơn và tôm rơi vào danh mục đó.

Tại Mỹ - thị trường với mức tiêu thụ lớn nhất toàn cầu đã được củng cố bởi các biện pháp "thanh toán tác động kinh tế" của chính phủ đối với những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 vào năm 2020 và 2021.

Thủy sản cao cấp được hưởng lợi từ động vật có vỏ như cua, tôm hùm và tôm. McIntosh tin rằng việc không thể du lịch xa đã thúc đẩy người dân dùng một phần khoản trợ cấp này để mua hải sản và thực phẩm không tuỳ ý, góp phần làm tăng giá cua, tôm hùm và sò điệp.

Ban đầu, có nhiều băn khoăn về việc liệu khi mức trợ cấp này không còn, xu hướng tiêu dùng có quay trở về như cũ và ghi nhận sự sụt giảm lớn không. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra một xu hướng trái ngược, tôm đã trở lên thông dụng hơn ở Mỹ, do đó, doanh số bán hàng dường như không giảm nhiều như các loại động vật có vỏ khác.

Mỹ Hạnh (Theo undercurrentnews)

 

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục