WCPFC thông qua quy trình quản lý cá ngừ vằn mới

(vasep.com.vn) Cuộc họp thường niên hàng năm của các nước liên quan tới ngư trường cá ngừ lớn nhất và sinh lời nhất trên thế giới đã kết thúc vào ngày 03/12/2022 tại Việt Nam.

Chú thích ảnh

26 nước thành viên của Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) tạo thành các quốc đảo sở hữu tài nguyên và các quốc gia nước ngoài có đội tàu đi hàng nghìn hải lý để đánh bắt cá ở vùng biển giàu cá ngừ ở Thái Bình Dương.

Mặc dù ý kiến trái ngược nhau, nhưng các nước thành viên đã có thể thỏa hiệp để áp dụng một quy trình quản lý mới đối với cá ngừ vằn, và đồng ý về các biện pháp bảo tồn mới đối với cá mập và cam kết đặt biến đổi khí hậu lên hàng đầu trong tất cả các cam kết trong tương lai của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, còn được gọi là Ủy ban cá ngừ Thái Bình Dương.

Ông Manu Tupou-Roosen, Tổng thư ký của Tổ chức Diễn đàn Nghề cá các nước quốc đảo Thái Bình Dương, cho biết đối với 17 quốc gia thành viên, việc áp dụng quy trình quản lý cá ngừ vằn là một thành tựu to lớn.

Bà Tupou-Roosen cho biết, đây là lần đầu tiên Uỷ ban thiết lập một quy trình quản lý 1 trong 4 nguồn lợi cá ngừ chính, các nguồn lợi còn lại là cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ albacore phương nam.

Do đó, đây là 1 bước tiến quan trọng. Và đó là ghi nhận đối với tư cách thành viên dẫn đường và tiếp tục thúc đẩy công việc của Uỷ ban.

Tổ chức Pew Charitable Trusts đã ca ngợi WCPFC vì đã áp dụng kế hoạch quản lý hiện đại hoá nghề đánh bắt cá ngừ vằn Thái Bình Dương, chiếm 1/3 sản lượng đánh bắt cá ngừ của thế giới.

Tuy nhiên, ông Glen Holmes, một quan chức của Pew Charitable Trusts, cho biết mặc dù đó là một bước đi đúng hướng nhưng quyết định đưa ra kế hoạch không ràng buộc dựa trên cơ sở khoa học này là "không thành công".

"Điều này có thể khiến quy trình quản lý không hiệu quả và cho phép các cuộc đàm phán kéo dài và có khả năng bị chính trị hóa khiến trữ lượng về lâu dài của các loài tiếp tục gặp rủi ro.

Để tối ưu hóa việc quản lý nguồn lợi này và đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường, các thành viên phải xem xét lại quyết định này và nhận ra toàn bộ lợi ích của quy trình quản lý càng sớm càng tốt.

Cuộc họp năm nay tại Đà Nẵng là lần đầu tiên các thành viên được tổ chức họp mặt trực tiếp kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Một số biện pháp và sáng kiến quản lý bảo tồn sẽ được chọn lại vào năm tới bao gồm việc xem xét các quy định về trung chuyển và biện pháp về phúc lợi cho thuyền viên, chưa từng được xem xét bởi bất kỳ cơ quan nào trong số 5 cơ quan quản lý nghề đánh bắt cá ngừ toàn cầu.

Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch sắp mãn nhiệm Jung-re Riley Kim đến từ Hàn Quốc - người đã chèo lái ủy ban vượt qua đại dịch Covid-19 - đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hỗ trợ của các thành viên.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục