(vasep.com.vn) 11 tháng đầu năm 2018, NK cá ngừ tươi và đông lạnh của Nhật Bản vẫn ở mức âm so với cùng kỳ năm trước. Trong khi, thông thường cuối năm do nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tươi và đông lạnh của Nhật Bản thường có sự hồi sinh do thị trường bước vào kỳ nghỉ lễ lớn nhưng, năm nay, NK cá ngừ của Nhật Bản trong những tháng cuối năm lại đang giảm.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, tổng NK cá ngừ tươi và đông lạnh của Nhật Bản trong tháng 11/2018 đạt 14.951 tấn, trị giá 8.081 triệu JPY, giảm 10% về khối lượng và 24% về giá trị so với tháng 10 trước đó, còn so với cùng kỳ năm 2017 tăng 1% về khối lượng nhưng giảm 18% về giá trị. Tính tổng 11 tháng đầu năm, NK cá ngừ tươi và đông lạnh của Nhật Bản đạt 154 nghìn tấn, trị giá 103 triệu JPY, giảm 15% về khối lượng và 9% về giá trị.
Trong đó, NK cá ngừ tươi của Nhật Bản trong tháng 11 là 922 tấn, trị giá 1.551 triệu yên, giảm 4% về khối lượng và 13% về giá trị so với tháng 10 trước đó, còn so với cùng kỳ năm 2017 giảm 28% về khối lượng và 17% về giá trị.
NK cá ngừ đông lạnh của Nhật Bản cũng đang sụt giảm. Tháng 11, Nhật Bản chỉ NK 14.028 tấn, trị giá 6.529 triệu JPY, giảm 10% về khối lượng và 27% về giá trị so với tháng 10 trước đó, còn so với cùng kỳ năm 2017, tăng 3% về khối lượng nhưng giảm 19% về giá trị.
Việt Nam hiện đang là 1 trong 20 nguồn cung cá ngừ tươi và đông lạnh lớn nhất cho thị trường Nhật Bản trong giai đoạn này. XK cá ngừ tươi và đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản trong những tháng cuối năm cũng ảm đạm.
Giá trị XK cá ngừ giảm liên tục qua từng tháng. Tuy nhiên, tính cả năm 2018, XK cá ngừ tươi sống và đông lạnh sang thị trường này vẫn tăng 9,4%, đạt 13 triệu USD. Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc đang là nguồn cung cá ngừ tươi sống và đông lạnh lớn nhất cho thị trường này.
Năm nay, trong khi XK cá ngừ của Đài Loan và Trung Quốc sang đây giảm, XK của Hàn Quốc tăng. Tại phân khúc thị trường cá ngừ tươi và đông lạnh, thị phần của các nước ASEAN như Việt Nam và Philippines vẫn ở mức rất khiêm tốn.
NHẬP KHẨU CÁ NGỪ TƯƠI CỦA NHẬT BẢN
|
Loài
|
Khối lượng (tấn)
|
Giá trị (triệu yên)
|
T1-11/2018
|
T1-11/2017
|
Tăng giảm (%)
|
T1-11/2018
|
T1-11/2017
|
Tăng giảm (%)
|
Cá ngừ vây dài
|
39
|
74
|
-47%
|
26
|
62
|
-58%
|
Cá ngừ vây vàng
|
2.924
|
4.073
|
-28%
|
3.121
|
4.176
|
-25%
|
Cá ngừ vằn
|
0
|
0
|
-
|
0
|
0
|
-
|
Cá ngừ mắt to
|
2.954
|
4.359
|
-32%
|
3.438
|
5.103
|
-33%
|
Cá ngừ vây xanh
|
4.491
|
3.393
|
+32%
|
9.272
|
6.608
|
+40%
|
Cá ngừ vây xanh miền nam
|
1.853
|
1.888
|
-2%
|
2.478
|
2.748
|
-10%
|
Tổng cộng
|
12.261
|
13.787
|
-11%
|
18.335
|
18.697
|
-2%
|
(Nguồn: Hải quan Nhật Bản)
|
NHẬP KHẨU CÁ NGỪ ĐÔNG LẠNH CỦA NHẬT BẢN
|
Loài
|
Khối lượng (tấn)
|
Giá trị (triệu yên)
|
T1-11/2018
|
T1-11/2017
|
Tăng giảm (%)
|
T1-11/2018
|
T1-11/2017
|
Tăng giảm (%)
|
Cá ngừ vây dài
|
11.973
|
20.211
|
-41%
|
4.582
|
7.293
|
-37%
|
Cá ngừ vây vàng
|
43.317
|
42.517
|
+2%
|
22.220
|
21.859
|
+2%
|
Cá ngừ vằn
|
28.282
|
44.146
|
-36%
|
4.532
|
7.956
|
-43%
|
Cá ngừ mắt to
|
48.271
|
53.118
|
-9%
|
39.673
|
47.367
|
-16%
|
Cá ngừ vây xanh
|
426
|
338
|
+26%
|
799
|
341
|
+134%
|
Cá ngừ vây xanh miền nam
|
9.535
|
7.748
|
+23%
|
13.039
|
10.364
|
+26%
|
Tổng cộng
|
141.804
|
168.078
|
-16%
|
84.845
|
95.180
|
-11%
|
(Nguồn: Hải quan Nhật Bản)
|