Các công ty cá ngừ Australia bị ảnh hưởng từ TPP

(vasep.com.vn) Việc ký kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết vào ngày 8/3/2018 có thể giúp một số nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn với các thị trường thương mại nước ngoài nhưng chi phí cho ngành cá ngừ cảng Port Lincoln sẽ lên tới hàng triệu đô la một năm.

Người nuôi, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ, các DN nhỏ và tất cả các nhà XK đều mong muốn được hưởng lợi, tuy nhiên, các công ty trong ngành công nghiệp cá ngừ lại cho rằng thỏa thuận này sẽ gây bất lợi lớn.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Cá ngừ vây xanh Australia, Brian Jeffriess, cho biết thỏa thuận thương mại mới này sẽ làm ngành công nghiệp cá ngừ cảng Port Lincoln chi khoảng 5 triệu USD mỗi năm, tăng lên 8 triệu USD mỗi năm sau năm 2020.

Ông Jeffriess cho biết thỏa thuận dỡ bỏ lợi thế về thuế quan 3,5% đối với ngành cá ngừ Australia theo Hiệp định Thương mại Tự do Australia / Nhật Bản (JAEPA).

Để có được lợi thế đó, ngành công nghiệp này đã phải hy sinh một số thứ khác vào thời điểm JAEPA được đàm phán.

Ông cho biết tổn thất là thực tế mà các hiệp định thương mại mang lại và việc phát triển ngành công nghiệp cá ngừ tại một khu vực như Eyre Peninsula.

Jeffriess cho biết, trong trường hợp TPP, để công bằng, quyết định cuối cùng của Nhật Bản và Chính phủ Australia phải hy sinh điều gì đó để duy trì vị thế của ngành công nghiệp cá ngừ.

Jeffriess cho biết mối quan tâm của ngành công nghiệp là quyết định này là mới nhất trong 8 quyết định chính sách quan trọng đối với ngành chế biến cá ngừ do Chính phủ liên bang và tiểu bang thực hiện từ năm 2006 và trong mọi trường hợp, ngành công nghiệp cá ngừ cảng Port Lincoln đều bị tổn thất.

Ông cho biết lời giải thích của Chính phủ tiểu bang và liên bang là cho tình hình xấu đi như thế nào, ngành cá ngừ vẫn sẽ hồi phục.

Ông Jeffriess cho biết các ví dụ về khả năng phục hồi ngành công nghiệp cá ngừ là cắt giảm hạn ngạch cá ngừ và thu hoạch vào năm 1990, cơn bão năm 1997 phá hủy 70% trang trại cá ngừ, cắt giảm hạn ngạch trong năm 2009-2011 và thời gian dài giá rất thấp từ năm 2013 đến năm 2017.

Ông cho biết, mỗi khi thảm hoạ xảy ra, ngành công nghiệp này đã tự hồi phục mà không có chính sách hỗ trợ của Chính phủ hoặc hỗ trợ tài chính.

Do vậy, hệ quả của TPP cũng tương tự đối với ngành cá ngừ Australia.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục