Nghệ An áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ bằng công nghệ Biofloc đạt năng suất vượt trội

Với việc ứng dụng thâm canh bằng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ có thể giúp giảm chi phí so với nuôi truyền thống. Năng suất tôm thu hoạch cao đạt 13,134 tấn/ha/năm nhờ đó giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 470 ha, nghề nuôi tôm ngày một phát triển, hình thức nuôi ngày một đa dạng, có nhiều hình thức nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường được ứng dụng và bước đầu cho kết quả khả quản, như nuôi thâm canh bằng chế phẩm sinh học, công nghệ sục khí đáy, ươm nuôi tôm trong nhà.

Sau khi nắm bắt kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân thâm canh bằng công nghệ Biofloc, Công ty TNHH Công nghệ Đầu tư và Phát triển Toàn Thắng cùng với sự hỗ trợ ứng dụng công nghệ từ Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ -Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 thực hiện dự án Ứng dụng công nghệ biofloc xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ (Litopenaeus vannamei) quy mô công nghiệp tại Nghệ An.

Dự án được triển khai tại vùng quy hoạch nuôi tôm nước lợ tập trung của huyện Quỳnh Lưu với tổng diện tích 2,5 ha ao nuôi. Trong đó 1,5 ha ao nuôi (6 ao, mỗi ao 2.500m2) thuộc Công ty TNHH Công nghệ Đầu tư và Phát triển Toàn Thắng (xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) và 01 ha ao nuôi của 02 hộ dân tham gia thực hiện dự án (bao gồm: hộ ông Nguyễn Hữu Hải (2 ao, mỗi ao 2.500m2) ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu và hộ ông Lê Văn Cường (2 ao, mỗi ao 2.500 m2) ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu).

Empty

Với việc ứng dụng thâm canh bằng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ có thể giúp giảm chi phí so với nuôi truyền thống.

Công ty TNHH Công nghệ Đầu tư và Phát triển Toàn Thắng là đơn vị chủ trì dự án đã cử 05 cán bộ kỹ thuật và 02 hộ dân tham gia xây dựng dự án để tiếp nhận công nghệ. Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ -Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I là đơn vị chuyển giao đã cử 02 cán bộ chuyên ngành đến trụ sở của đơn vị chủ trì để giảng lý thuyết và như thực hành về kỹ thuật nuôi tôm thẻ ứng dung công nghệ Biofloc.

Trong quá trình xây dựng mô hình nuôi tôm cán bộ của đơn vị chuyển giao luôn theo dõi, hỗ trợ hướng dẫn công nghệ qua các giai đoạn phát triển của tôm.

Dự án đã thả nuôi vụ 1 với số lượng 153 vạn con giống tôm thẻ chân trắng (ngày 16/10/2019) và 36 vạn con giống (ngày 16/11/2019) tại 1,5 ha ao nuôi của đơn vị chủ trì.

Empty

Kiểm tra chất lượng các hạt floc

Empty

Một số hoạt động của dự án

Công ty TNHH Toàn Thắng đã thu hoạch tôm đợt 1 (ngày 14 -18/02/2020). Kết quả đạt 24.110 kg, cỡ tôm 60 -90 con/kg. Tôm thịt của Công ty có kích cỡ đồng đều, màu sắc sáng, vỏ cứng; hệ số chuyển đổi thức ăn khoảng 1,1, đáp ứng được yêu cầu theo hợp đồng và thuyết minh dự án, được thị trường chấp nhận.

Công ty TNHH Toàn Thắng tiếp tục thả tôm giống nuôi vụ 2 với số lượng 210 vạn con trong 01 ha ao nuôi của 02 hộ dân (Ngày 29/02/2020) và 0.75 ha ao  nuôi của công ty (Ngày 9/3/2020).  Hiện tôm đang sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến đến tháng 6 năm 2020 thu hoạch.

Theo báo cáo tiến độ dự án, các học viên của lớp đào tạo chuyển giao công nghệ đã nắm vững lý thuyết, thành thạo trong thực hành, làm chủ được công nghệ biofloc và chủ động ứng dụng công nghệ vào sản xuất theo kế hoạch của Công ty ngay trong quá trình xây dựng mô hình nuôi và sau khi dự án kết thúc.

Những nội dung đề ra trong hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ giữa Đơn vị chủ trì và đơn vị hỗ trợ ứng dụng công nghệ đều đã được thực hiện và đã thu được kết quả khả quan, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Biofloc vụ 1 đạt năng suất trung bình 13,134 tấn/ha.

Như vậy, có thể thấy, với việc ứng dụng thâm canh bằng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ có thể giúp giảm chi phí so với nuôi truyền thống. Giá bán cao hơn so với thị trường, có thể tăng số vụ nuôi lên từ 3-4vụ/năm so với truyền thống từ 1-2 vụ/năm. Năng suất tôm thu hoạch cao đạt 13,134 tấn/ha/năm nhờ đó giúp đạt hiệu quả kinh tế và năng suất cao.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh cho tôm nuôi giúp bảo vệ môi trường và phát triển nuôi bền vững, thực hiện trách nhiệm xã hội trong cộng đồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Mô hình có tính bền vững cao vì nơi triển khai mô hình nằm trong vùng trọng điểm nuôi tôm công nghiệp.

Đây cũng là mô hình nuôi tôm được áp dụng rất thành công ở các tỉnh Nam Miền Trung và các tỉnh phía Nam nhờ đảm bảo an sinh xã hội do giảm được rủi ro, tăng năng suất, tăng chất lượng nên người nuôi tôm luôn có lợi nhuận.

(Theo GĐVN)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục