Doanh nghiệp

Doanh thu và lợi nhuận quý II của Sao Ta đều tăng nhẹ so với cùng kỳ, lần lượt đạt 873 tỷ và 52 tỷ đồng. Công ty có lãi bán niên tăng nhẹ lên 92,4 tỷ đồng, thực hiện 38% kế hoạch năm.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, cả doanh nghiệp và người dân nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu tôm đã có những chuyển biến tích cực, giá tôm nguyên liệu cũng dần tăng trở lại. Tuy chưa được như kỳ vọng nhưng đây là những tín hiệu tốtgiúp ngành dần ổn định trở lại và phát triển thời gian tới. Điều ngay bây giờ cần quan tâm đó chính là đảm bảo tôm đáp ứng các tiêu chí, nhu cầu các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Nhật, TQ, EU…

Tập đoàn Việt – Úc được biết đến là đơn vị dẫn đầu mảng tôm giống và nuôi tôm siêu thâm canh (STC) công nghệ cao với nhiều mô hình hiện đại như nuôi trong nhà kính, nhà màng bong bóng. Mới đây, Tập đoàn Việt – Úc đã triển khai nuôi tôm 3 giai đoạn mang lại hiệu quả cao tại huyện Hòa Bình, Tỉnh Bạc Liêu.

Với mong muốn tăng cường giải pháp hỗ trợ ngành nuôi tôm và các loài thủy sản nước ấm khác, Bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các đơn vị cung cấp công nghệ xử lý nước là Tập đoàn Cytozyme Inc (“Cytozyme”), Công ty TNHH Chengdu Kehongda (“KEHONDA”) và nhà cung cấp công nghệ quản lý trang trại XpertSea (“XpertSea”).

Phục hồi ở thời điểm hậu COVID-19, doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam dự báo sẽ liên tiếp đón nhận nhiều tin vui về xuất khẩu.

Ngày 14 tháng 5 năm 2020, Bộ Nông nghiệp, nguồn nước và Môi trường Úc đã ban hành các điều kiện nhập khẩu mới đối với tôm và các sản phẩm từ tôm chưa được làm chín phục vụ tiêu dùng của con người nhập khẩu vào thị trường Úc. Các quy định này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020.

Hai tiếng “nguy cơ” lúc này khá thịnh hành. Song song đó là cụm từ “tìm cơ trong nguy”. Từ điển định nghĩa: Nguy cơ là tình thế có thể gây ra những biến cố lớn rất tai hại. Đây không phải từ đôi, nhưng cha ông ta đã khéo xài từ, chẻ đôi nguy cơ để ra một khái niệm mới rất hay, nhiều vị từ cao tới thấp đang nhắc đến, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân nỗ lực trong cái nguy nan do Covid-19 đang gây ra, vừa phòng chống nhưng cũng luôn chú ý tìm cơ hội để vươn lên mạnh mẽ sau khi Covid-19 tan đi. Trong nguy nan tìm cơ hội! Nội dung này cũng có chút phảng phất, liên quan cụm từ Cái khó ló cái khôn. Có lẽ đây là một quy luật của vạn vật, cha ông ta đúc kết để nhắc nhở thế hệ sau một bài học mang tính triết lý cuộc sống. Doanh nghiệp (DN) chế biến tôm xuất khẩu nơi tôi đang làm việc cũng nhập tâm nội dung này lắm. Nhất là qua hiệu triệu của Thủ tướng TÌM CƠ TRONG NGUY, đội ngũ điều hành ở đây càng quyết tâm hơn!

Với tình hình dịch bệnh xảy ra liên tục trên tôm nuôi các tháng gần đây, các giải pháp về kiểm môi trường bên trong hay bên ngoài đều được chú trọng. Trong đó, yếu tố con giống quyết định hơn 50% thành công của 1 vụ nuôi cần được kiểm soát chặt chẽ. Để cho ra nguồn tôm giống chất lượng cao cung cấp ra thị trường cho người nuôi tôm, việc chú trọng đến việc kiểm soát mầm bệnh trong suốt quá trình sản xuất là hết sức quan trọng, vì thế Tập đoàn Việt - Úc – đơn vị sản xuất tôm giống hàng đầu cả nước đã đầu tư phòng Lab xét nghiệm bằng kỹ thuật realtime PCR vào việc xét nghiệm bệnh trên tôm. Kỹ thuật realtime PCR là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử cho kết quả chính xác cao trong thời gian ngắn.

Trong lúc có thông tin thị trường nông sản bị ngưng trệ vì dịch Covid-19, ngành hàng tôm lại không nằm trong tình trạng này, mặc dù có chậm giao hàng, bị huỷ đơn hàng. Minh chứng cho vấn đề này là việc hàng loạt các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở Cà Mau không giảm nhân công, không cắt giảm ca làm, không giảm công suất hoạt động. Ngược lại, các nhà máy lại lo thiếu nguồn cung ứng tôm nguyên liệu trong thời gian tới.

Từ ngày dịch COVID-19 bùng phát, kinh tế Cà Mau bị tác động lớn ở mọi mặt với mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực; ngành kinh tế chủ lực của tỉnh là xuất nhập khẩu thủy sản cũng không ngoại lệ. Tỉnh Cà Mau đang dồn sức gỡ khó cho con tôm và ngành xuất khẩu.

Không chỉ có nắng nóng và độ mặn tăng cao, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã đẩy giá tôm nước lợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long biến động thất thường, khiến cho việc sản xuất, kinh doanh của toàn ngành khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhờ có sự “tự vệ” kịp thời của doanh nghiệp và người nuôi tôm nên đến thời điểm này gần như các hoạt động của ngành tôm vẫn được duy trì khá ổn định.

Sáng 26/3/2020, đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản do ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Việt Nam làm trưởng đoàn, đã có buổi kiểm tra tình hình sản xuất, nuôi trồng và chế biến thủy sản tại Bạc Liêu. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN&PTNT cùng các cán bộ của Sở.

Hiện nay, câu chuyện Ethoxyquin vẫn đang rất “nóng” bởi từ ngày 1/4/2020, EU sẽ cấm dùng Ethoxyquin trong thức ăn và nguyên liệu thức ăn cho các loại vật nuôi, trong đó có thủy sản. Quy định EU đưa ra sẽ là một “hàng rào” ngăn sản phẩm thủy sản Việt Nam vào châu Âu. Trước tình hình đó, Grobest Việt Nam - một trong những doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm hàng đầu tại Việt Nam đã và đang có những giải pháp hữu ích để đồng hành cùng người nuôi tôm.

Quý 1/2020, chưa vào vụ nuôi tôm chính, thị trường tiêu thụ mặt hàng này cũng chưa khởi động, nên ngành tôm Việt Nam gần như chưa gặp nhiều khó khăn như các ngành hàng khác trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu dịch Covid 19 vẫn kéo dài đến quý 2 thì điều này thực sự sẽ trở thành một thách thức không hề nhỏ cho ngành tôm Việt Nam.

CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) ghi nhận doanh số chung đạt 10,7 triệu USD trong tháng 2/2020, tăng 29% so với cùng kỳ.


  • T1
  • bc_tom
  • Báo cáo ngành tôm