Xuất nhập khẩu

Đây là một trong những mục tiêu trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phê duyệt (Quyết định số 150/QĐ-TTg).

(vasep.com.vn) Năm 2021, Việt Nam XK thủy sản sang gần 170 thị trường. Chỉ có một số ít thị trường bị giảm NK thủy sản từ Việt Nam như Nhật Bản giảm gần 7%, Trung Quốc giảm 18%. XK sang các thị trường khác đều tăng trưởng khả quan như Mỹ tăng 27%, sang EU tăng 12%, Hàn Quốc tăng 5%, Australia tăng 16%, Nga tăng 21%. XK sang nhiều thị trường khác có mức tăng đột phá như Mexico tăng 49%, Phillippine tăng 66%, Israel tăng 41%, Brazil tăng 47%, Colombia tăng 73%...

Với lợi thế của các sản phẩm chủ lực, nếu trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19 tốt, mục tiêu đề ra về kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản trong năm 2022 khả năng sẽ đạt được. Bên cạnh đó, với việc tập trung vào dư địa lớn từ nuôi biển, mục tiêu về sản lượng của ngành sẽ được đảm bảo.

(vasep.com.vn) Năm 2021, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã trải qua các cung bậc thăng trầm vì dịch Covid. Theo đó, giai đoạn quý III, sản xuất và xuất khẩu tụt dốc vì các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid. Tuy nhiên, sau khi nới lỏng giãn cách theo Nghị quyết 128, xuất khẩu thủy sản đã nhanh chóng hồi phục và tăng mạnh vào quý cuối năm đưa kết quả XK cả năm lên con số 8,9 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2020.

Hàng loạt lô hàng lớn của nhiều ngành nghề đã được các doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu đi các nước trước và ngay trong những ngày Tết Nguyên đán, báo hiệu một năm nhiều tin vui cho xuất khẩu.

Trên cơ sở đánh giá chung về thị trường, các nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến cần chuẩn bị những giải pháp kỹ thuật và xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường một cách chủ động hơn.

(vasep.com.vn) Năm 2021, xuất khẩu tăng chủ yếu dạng sản phẩm tươi/đông lạnh/khô. Tổng giá trị các sản phẩm thuỷ sản chế biến xuất khẩu (mã HS 16) chiếm 28% đạt gần 2,5 tỷ USD, gần tương đương với năm 2020. Trong khi đó, sản phẩm thuỷ sản sống, tươi, khô, đông lạnh, surimi, chả cá…(mã HS 03) đạt giá trị xuất khẩu 6,4 tỷ USD, tăng 8,5% và chiếm 72% tổng giá trị XK thuỷ sản.

Bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2021 vẫn tăng trưởng mạnh, đạt gần 166 tỷ USD, tăng gần 25% so với năm 2020.

Cuối năm xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng trưởng trở lại; Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng 48% trong tháng 11/2021; Chính quyền Biden chú trọng đến vấn đề lao động nghề cá; Nga tăng 23% sản lượng cá phi lê đông lạnh năm 2021; Giá cá ngừ vằn Bangkok tăng bất thường; Ngành cá ngừ đau đầu với chi phí vận chuyển; Năm 2022 sẽ có những thay đổi trong thương mại thủy sản EU - Vương quốc Anh; Giá cá ngừ đại dương cao kỷ lục 149.000 đồng/kg

Năm 2021, xuất khẩu thuỷ sản cuối năm lội ngược dòng cán đích 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020. Trong đó, tôm mang về gần 3,9 tỷ USD, tăng 4%, cá tra tăng tốc mạnh 2 tháng cuối năm cán đích với trên 1,6 tỷ USD, tăng 8,4%; XK các mặt hàng hải sản đạt 3,4 tỷ USD, tăng 7%.

Xuất khẩu thuỷ sản vượt đại dịch cán đích 8,9 tỷ USD. Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ đạt kỷ lục 2 tỷ USD. XK thuỷ sản sang Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm. Giá trung bình XK thuỷ sản sang các thị trường lớn tăng trung bình 10-30%...

Thủy sản từ Thái Lan nhập khẩu vào Úc giảm rất mạnh trong năm 2021, trong khi đó, nhập khẩu từ Việt Nam lại tăng trưởng ở mức cao.

Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 334/UBND-XD2, ngày 14/1/2022, về việc tạm dừng nhận phương tiện chở quả tươi, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh Quảng Ninh để xuất khẩu.

Sau 3 năm, tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Việt Nam đã khai thác khá tốt hiệp định này dưới nhiều chiều cạnh, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều thách thức về chuyển đổi số, cải cách thể chế.