Xuất nhập khẩu

Khu vực Á - Âu (Eurasia) là thị trường rộng lớn gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, với tổng diện tích khoảng 23,5 triệu km2, dân số hơn 410 triệu người, tổng GDP gần 3.337 tỷ USD. Eurasia là thị trường truyền thống của Việt Nam trước đây và hiện nay được coi là thị trường xuất khẩu tiềm năng với rất nhiều dư địa.

Từ câu chuyện hàng hóa ùn ứ, tồn đọng ở cửa khẩu biên giới Việt-Trung, theo Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, nên khuyến khích xuất khẩu chính ngạch vận tải theo đường biển và đường sắt.

(vasep.com.vn) Năm 2021, ngành thuỷ sản xuất khẩu đã trải qua những cung bậc thăng trầm vì dịch Covid 19. Nửa đầu năm, XK thuỷ sản khá thuận lợi nhờ thị trường hồi phục, SX trong nước ổn định. Quý III, SX và XK thuỷ sản gần như rơi vào bế tắc vì giãn cách XH và quy định SX 3 tại chỗ để phòng chống dịch Covid. Từ đầu tháng 10, nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ với quyết sách chống dịch thích ứng, linh hoạt, đã mang đến luồng sinh khí mới, giúp SX, XK thuỷ sản nhanh chóng hồi phục.

Các doanh nghiệp, thương nhân cần chủ động chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch (mua bán theo hợp đồng với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính). Bởi trên thực tế, trong những thời điểm khó khăn nhất, xuất khẩu chính ngạch vẫn lưu thông bình thường, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Năm 2021, toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp xuất khẩu được UBND tỉnh An Giang quyết định khen thưởng doanh nghiệp đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020” và giai đoạn 2015-2020.

Theo các chuyên gia, chính phủ, các đơn vị chuỗi cung ứng, hãng tàu cần tìm ra giải pháp tối ưu để số hóa quy trình logistics quốc gia và xây dựng cơ chế một cửa cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Âu - Mỹ.

(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan, trong tháng 11/2021, XK thuỷ sản của cả nước đạt trên 910 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế đến hết tháng 11, XK thuỷ sản đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu thống của Tổng cục Hải quan, tháng 11, xuất khẩu thủy sản tăng tháng thứ 3 liên tiếp, đạt 910,9 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng 10 và 23% so với cùng kỳ năm trước.

Phía Trung Quốc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cả trên bao bì chứa đựng hàng hóa, do đó ngành hải quan đề nghi các doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm soát đảm bảo chặt chẽ không còn virus.

Khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, có sự tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới với khoảng 470 tỷ USD năm 2018.

Nếu như các tuyến vận tải đi khu vực châu Âu-châu Mỹ tiếp tục tắc nghẽn, tình trạng thiếu container rỗng diện rộng kéo dài và nghiêm trọng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ dần bị mất liên kết với chuỗi vận tải, buộc phải phụ thuộc vào doanh nghiệp khác...

Chưa đến lịch theo thông báo của phía Trung Quốc là sẽ ngưng tiếp nhận hàng đông lạnh qua cảng biển, thế nhưng, đã có gần 1.000 xe thủy sản đông lạnh VN đang ùn ứ tại cửa khẩu Móng Cái và hơn 4.000 xe trái cây dồn ứ tại 3 cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.

Từ năm 2020-2021, các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống của VASEP đều tạm ngưng do đại dịch; không tổ chức được 3 hội chợ chuyên ngành thủy sản lớn nhất thế giới, trong khi kênh hội chợ truyền thống cho đến nay vẫn là kênh hiệu quả nhất, tìm được khách hàng tin cậy nhất.

Để biến những cơ hội tiềm năng thành hiện thực, các DN Việt Nam cần tìm hiểu đầy đủ các nội dung cam kết của Việt Nam và CHLB Đức trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Cùng với đó, các DN cần có hiểu biết kỹ càng về quy mô, nhu cầu, thị hiếu của thị trường và các quy định xuất nhập khẩu của hai bên.