Trấn áp việc đánh bắt cá bất hợp pháp ở Thái Bình Dương

(vasep.com.vn) Đánh bắt cá bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU) gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính từ 26 tỷ đến 50 tỷ USD mỗi năm.

Chú thích ảnh

Các tàu đánh cá tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp này, phần lớn có liên quan đến tội phạm có tổ chức và vi phạm nhân quyền như lao động cưỡng bức, nô lệ nợ, buôn người và nô lệ hiện đại.

Thỏa thuận về các biện pháp của quốc gia có cảng (PSMA) năm 2016 nhằm mục đích loại bỏ hoạt động đánh bắt IUU bằng cách ngăn chặn các tàu đánh bắt bất hợp pháp cập bến sản lượng đánh bắt của họ. Tính đến hiện tại, 74 quốc gia và Liên minh châu Âu là các bên tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, thách thức quan trọng là đảm bảo thực hiện mạnh mẽ các biện pháp này để các tàu IUU không còn nơi nào để bán cá đánh bắt bất hợp pháp.

Ngành thủy sản kêu gọi các chính phủ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị thượng đỉnh APEC để đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản, Sáng kiến thủy sản bền vững toàn cầu, Liên minh cá ngừ toàn cầu, Quỹ bền vững thủy sản quốc tế, Hiệp ước biển và kinh doanh hải sản vì quản lý đại dương. Các chính phủ cần thúc đẩy các biện pháp giúp ngăn chặn đánh bắt IUU ở Thái Bình Dương.

Trong số 21 nền kinh tế APEC, 14 nền kinh tế đã phê chuẩn PSMA; và Trung Quốc, quốc gia đánh bắt cá lớn nhất, sẽ bắt đầu vào năm 2025. Các tổ chức quản lý nghề cá khu vực đang phối hợp thực hiện và cam kết các tàu đánh bắt trái phép sẽ bị bắt khi họ quay trở lại cảng ở Thái Bình Dương.

Thùy Linh (Theo Europeansting)

Chia sẻ:


Thu Hằng
Biên tập viên
Email: thuhang@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext.214

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục