(vasep.com.vn) Theo công ty nghiên cứu NPD, triển vọng chi tiêu trong cả ngành bán lẻ và dịch vụ ăn uống tại Mỹ đều tăng mạnh trong mùa lễ hội này và đến năm 2022, nhưng các cửa hàng tạp hóa có khả năng tăng mạnh hơn so với nhà hàng.
Theo nghiên cứu mới của NPD, gần 1/3 (29%) người Mỹ có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho việc mua sắm phục vụ kỳ nghỉ lễ. Tổng chi tiêu cho kỳ nghỉ sẽ tăng 3% trong mùa mua sắm nghỉ lễ truyền thống vào tháng 11 và tháng 12, và tăng 5% khi kỳ nghỉ lễ mở rộng cả tháng 10 và đầu tháng 1, NPD cho biết.
Theo ”Dự báo Kinh tế Hoa Kỳ Deloitte Daniel Bachman, ước tính tổng doanh số bán lẻ trong dịp lễ có thể tăng từ 7 - 9%, bao gồm tăng trưởng doanh số thương mại điện tử từ 11 - 15%.
“Chúng tôi dự đoán chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh cho kỳ nghỉ lễ sắp tới. Khi tỷ lệ tiêm chủng tăng và người tiêu dùng thoải mái hơn khi ở bên ngoài gia đình, chúng ta có thể thấy chi tiêu cho các dịch vụ, bao gồm nhà hàng và du lịch tăng lên, trong khi chi tiêu cho hàng hóa sẽ tiếp tục ổn định"
34% người mua sắm cho biết họ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các cửa hàng tạp hóa trong dịp lễ vào năm 2021 , theo Field Agent. Walmart (65%) và Target (38%) là hai nhà bán lẻ hàng đầu nơi người tiêu dùng sẽ mua hầu hết các loại thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống trong ngày lễ của họ, theo The Food Institute.
Người tiêu dùng dự định chi hơn 997 USD (858 EUR) cho mỗi món quà, đồ dùng trong dịp lễ và mua hàng không phải quà cho bản thân và gia đình trong năm nay - ngang bằng với mùa lễ trước, theo Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia và Prosper Insights and Analytics .
NPD cho biết năm 2021 hàng tạp hóa triển vọng tốt, trong khi ngành nhà hàng vẫn đang gặp khó khăn, điều này có thể ảnh hưởng đến thương mại vào dịp lễ.
Chi tiêu của người tiêu dùng tại các nhà hàng trong quý II/2021 đã tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020, theo NPD. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động và lạm phát, cùng với những lo ngại về COVID-19 của người tiêu dùng, tiếp tục gây áp lực lên tăng trưởng ngành dịch vụ thực phẩm.
B. Hudson Riehle, phó chủ tịch cấp cao của Nhóm nghiên cứu và kiến thức của Hiệp hội nhà hàng quốc gia, cho biết, năm 2021 là một năm “chuyển mình” của ngành vì đã bị thiệt hại hơn 300 tỷ USD (258 tỷ EUR) kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Riehle cho biết số thiếu hụt lao động là 625.000 việc làm chỉ riêng trong lĩnh vực nhà hàng dịch vụ và 1,4 triệu việc làm mở trong lĩnh vực khách sạn. Các chủ nhà hàng đang phải đối mặt với thách thức là chi phí tăng, một phần tăng đó đã được chuyển sang giá cho người tiêu dùng. Giá thực đơn đã tăng 3,9% vào năm 2021, so với mức tăng giá trung bình 2,2% tại các cửa hàng tạp hóa, theo Riehle.
17% chủ nhà hàng báo cáo rằng họ bị ảnh hưởng bởi giá thuỷ hải sản “tăng mạnh” trong 3 tháng qua và 57% cho biết họ bị ảnh hưởng bởi giá thuỷ hải sản nói chung tăng, Jack Li, Giám đốc điều hành Datassential cho biết trong một hội thảo trên web Datassential Outlook 2022 gần đây.
38% các chủ nhà hàng cho biết họ đang bị ảnh hưởng và chấp nhận việc tăng giá thuỷ hải sản, trong khi 43% đang chuyển chi phí cho khách hàng của họ bằng cách tăng giá thực đơn.
Riehle cho biết: Việc tăng giá có thể khiến nhiều người tiêu dùng tìm kiếm các giải pháp bữa ăn tiện lợi tại siêu thị hơn là đi ăn ngoài tiệm.
“Người tiêu dùng khá am hiểu về giá thực đơn và hiện nay có một khoảng cách khá lớn giữa lạm phát giá thực đơn và hàng tạp hóa. Trong khi dịch vụ thực phẩm “luôn sẵn sàng nắm bắt một phần lớn xu hướng, nhiều giải pháp bán lẻ khá sáng tạo,” Riehle nói.
Riehle cho biết: “Cuối cùng, người tiêu dùng tìm kiếm các giải pháp bữa ăn được chuẩn bị thuận tiện ngay từ khi ở nhà, cho dù có nguồn gốc từ hình thức nhà bếp ảo hay cửa hàng bán lẻ.
Tuy nhiên, các chủ nhà hàng biết rằng họ phải “cực kỳ nhạy cảm với chi tiêu của người tiêu dùng”, theo Riehle, đặc biệt là vào năm tới khi thu nhập thực tế của người Mỹ dự kiến sẽ giảm.