Các quốc gia chú trọng hợp tác nuôi trồng thủy sản

(vasep.com.vn) Nhận thấy tiềm năng hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong việc thúc đẩy nuôi biển, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây là giải pháp khả thi để giải quyết tình trạng đánh bắt quá mức trong khu vực.

Chú thích ảnh

Hu Bo, Giám đốc Trung tâm Chiến lược Biển của Đại học Bắc Kinh, nhấn mạnh kinh nghiệm của Trung Quốc trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) và nuôi biển.

Hiện tại, 80% sản lượng cá thu hoạch của Trung Quốc đến từ NTTS. Hu cho biết: “Tỷ lệ cá tự nhiên trong tổng sản lượng cá thu hoạch của cả nước đang có xu hướng giảm”. Năm 2022, sản lượng đánh bắt biển ở Trung Quốc đạt gần 10 triệu tấn, trong đó chỉ có 2 triệu tấn đến từ Biển Đông.

Nuôi biển của Trung Quốc hiện đóng góp khoảng 5% tổng sản lượng NTTS. Chỉ bao phủ khoảng 1% diện tích đại dương trên thế giới, Biển Đông, bao gồm cả Vịnh Thái Lan, đóng góp tới 10% sản lượng đánh bắt toàn cầu.

Việc đánh bắt quá mức là không bền vững trong khi nhu cầu ngày càng tăng khi nền kinh tế Đông Nam Á đang phát triển nhanh.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thúc đẩy chăn nuôi và NTTS biển sẽ là một giải pháp mang tính dẫn đầu để Đông Nam Á đạt được sự cân bằng giữa phát triển và bảo vệ. Đồng thời, quốc gia này cũng có thể hỗ trợ về mặt tài chính, công nghệ và thiết bị để thúc đẩy hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực này.

Các phương pháp chăn nuôi trên biển của Trung Quốc tận dụng mọi không gian có sẵn từ bề mặt đại dương đến đáy biển. Việc sử dụng tất cả các kỹ thuật này là cần thiết ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc sẽ đưa công nghệ của mình đến các quốc gia này.

Ngoài ra, Trung Quốc và một số nước RCEP có thể hợp tác để phát triển nuôi biển và năng lượng gió trên biển. Với nguồn tài nguyên gió và thủy sản phong phú, các quốc gia này cũng có điều kiện địa lý phù hợp cho sự phát triển này. Việc đưa vào sử dụng năng lượng gió từ biển sẽ cung cấp nhiều năng lượng sạch hơn và giảm lượng khí thải carbon do ngành NTTS tạo ra.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục