(vasep.com.vn) Fan Xubing, người đứng đầu công ty tư vấn tiếp thị thủy sản Seabridge có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết, người tiêu dùng Trung Quốc đang phải đối mặt với việc giá cá hồi nhập khẩu tăng mạnh, có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng dài hạn của thị trường.
Andreas Torud, phát ngôn viên của Hội đồng Thủy sản Na Uy tại Trung Quốc, cho biết, 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá hồi Đại Tây Dương tươi của Na Uy sang Trung Quốc tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù khối lượng giảm 11% do giá cá hồi trên toàn cầu tăng khi nhiều thị trường phục hồi trở lại sau các hạn chế liên quan đến COVID-19.
Ngoài ra, lạm phát gia tăng và cuộc khủng hoảng Ukraine cũng góp phần làm tăng giá lương thực.
Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng đối với cá hồi ở Trung Quốc hiện đang suy yếu do giá tăng cao. Ở Trung Quốc, 80% cá hồi tươi được tiêu thụ trong các nhà hàng Nhật Bản và việc kiểm soát rất chặt chẽ COVID-19 trong nửa đầu năm 2022 ở Trung Quốc - đặc biệt là ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến - đã kìm hãm nhu cầu về cá hồi tươi từ phân khúc HORECA. (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống) ở Trung Quốc. Người tiêu thụ cá hồi tươi là những người có thu nhập cao hơn, và họ có thể đủ khả năng chi trả mức giá cao trong một thời gian.
Tuy nhiên, về lâu dài, giá cá hồi tăng lên ở Trung Quốc sẽ "quét sạch" nhu cầu thị trường, và người tiêu dùng có thể chuyển sang các loại cá khác.
Năm 2021 và 2022, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng chuyển sang dùng thủy sản nội địa và thủy sản nhập khẩu rẻ hơn.