Sản xuất

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh này đạt 8.178 tấn, tăng 8,89% so với cùng kỳ năm 2016.

Vào cuối tháng 6, EU đã có 10 ngày thanh tra, kiểm tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản và sản phẩm thủy sản nhưng kết quả vẫn còn một số điểm chưa đạt và phái đoàn của EU sẽ trở lại thanh tra vào tháng 11 tới đây.

Nhờ nuôi trồng trong môi trường sạch, an toàn, rong nho Khánh Hòa cho năng suất cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ngày 6/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa có buổi làm việc với UBND huyện Vạn Ninh về “Đề án quy hoạch thủy sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác, kết hợp lượng dư thừa các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi đọng lại ở đáy ao nuôi không được xử lý.

Thủy sản Sóc Trăng nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung hiện có 2 đối tượng nuôi chủ lực là: tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ) và cá tra. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra cho 2 đối tượng nuôi này, như: VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP… khiến người nuôi gặp không ít khó khăn trong việc quyết định nên nuôi theo quy chuẩn nào để sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận với mức giá cao nhất có thể.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm nay sản lượng khai thác, đánh bắt thủy, hải sản đạt gần 60.000 tấn.

Tỉnh Phú Yên đang tập trung xử lý hai khó khăn chính trong ngành thủy sản là tình hình dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi và những hạn chế, vướng mắc khi thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Hiện nay, một số hộ dân ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình từ nuôi cá lóc, cá tra, cá ba sa, ba ba… sang nuôi cá chình xuất khẩu. Đây là hướng đi mới của người nông dân.

Đến xã Đồng Phú, H.Long Hồ (Vĩnh Long) hỏi nhà Ba Tấn thì ai cũng biết bởi gia đình ông hiện có mô hình nuôi thủy sản khép kín với dây chuyền sản xuất thức ăn, 11 bè cá ven sông Tiền, 7 công đất vườn đang cho trái, thu nhập tiền tỉ mỗi năm.

Nuôi trồng thủy sản thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Ngày 30/6, tại thành phố Huế đã diễn ra Diễn đàn khuyến nông với chủ đề "Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại các tỉnh ven biển miền Trung" do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức.

Việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã góp phần quan trọng trong phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tăng nhanh năng suất vật nuôi với chất lượng cao và ổn định.

Tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành thủy sản”, do UBND tỉnh vừa tổ chức, ông Bùi Văn Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, qua 6 tháng đầu năm 2017, tổng diện tích thả giống nuôi trồng thủy sản đạt hơn 40 ngàn héc-ta (tập trung tôm biển, nhuyễn thể, cá tra…), đạt gần 86% kế hoạch năm, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), trong vụ 1 năm 2017, bà con đã thả nuôi 274 ha thủy sản, với gần 128 triệu con giống, chủ yếu là tôm thẻ. Huyện còn đưa trên 2.000 ha mặt nước cồn bãi ven biển Tân Thành vào nuôi nghêu, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân vùng ven biển Gò Công.