Nhân lực sẵn sàng cho “cú bật” sản xuất

Trong đợt bùng phát dịch lần này, chỉ 1/3 doanh nghiệp thủy sản phía Nam còn cầm cự sản xuất, với 30-50% lao động huy động được. Không ai dám chắc lực lượng này sẽ duy trì bao lâu, phục hồi 100% sau giãn cách hay không. Ngành thủy hải sản vốn “đỏ mắt” tìm nhân công bởi điều kiện làm việc đặc thù về độ ẩm, nhiệt độ, mùi… khiến người lao động thiếu gắn bó. Thách thức giữ chân và thu hút lao động đã khó nay càng khó hơn.

Trước mắt, đặt mục tiêu khôi phục sản xuất sau ngày 15/9, VASEP đã đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ bữa ăn cho công nhân viên, kiến nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng chung tay trả lương cùng doanh nghiệp… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động nguồn lực để quay lại guồng sản xuất ngay sau giãn cách.

- Một là xây dựng quy chế về an toàn và sức khỏe cho người lao động trong môi trường làm việc

- Hai là cân bằng nguồn chi phí và doanh thu khi các chi phí an ninh, vệ sinh, bảo hộ lao động… sẽ phát sinh

- Ba là xây dựng chế độ phúc lợi phù hợp.

Nhân lực sẵn sàng cho “cú bật” sản xuất
Nhãn

Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nguồn cung lao động. Theo Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI), sau COVID-19, phần lớn người lao động sẽ làm việc tự do, bán thời gian, những công việc linh hoạt cho phép họ tiếp cận thu nhập hàng ngày. Các ngành sản xuất, vì vậy, phải cạnh tranh gay gắt để hút nhân lực. Không thể tăng lương vì đã gồng gánh quá nhiều chi phí phát sinh, các doanh nghiệp thủy hải sản cần một giải pháp phúc lợi tiết kiệm, không thay đổi cơ cấu lương hay dòng tiền, nhưng có thể tác động tích cực đến người lao động.

5 năm trở lại đây, trên thế giới đã triển khai phúc lợi mới theo mô hình Chi lương Linh hoạt (Earned Wage Access). Đây là mô hình cho phép người lao động nhận lương sớm theo số ngày công, thông qua ứng dụng di động, thay vì đợi ngày lĩnh lương hàng tháng. Từ 2017, tập đoàn bán lẻ Walmart (Mỹ) đã triển khai Chi lương Linh hoạt cho 1,4 triệu lao động, tiết kiệm 300 triệu USD mỗi năm nhờ tỷ lệ nghỉ việc giảm 30%. Tại Việt Nam, mô hình Chi lương Linh hoạt bắt đầu được áp dụng từ năm 2020. Đến nay, đã có hơn 30.000 lao động từ các đơn vị như Kangaroo, Gỗ Trường Thành, FPT Retail, Lanchi Mart v.v... có thể nhận lương sớm thông qua ứng dụng Vui được phát triển bởi công ty công nghệ Nano Technologies.

Với phúc lợi này, doanh nghiệp không phải tăng lương, không phát sinh chi phí. Áp dụng Chi lương linh hoạt trong thời điểm này sẽ là sự chia sẻ kịp thời, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người lao động. Khi số lượng nhân công còn lại mệt mỏi vì “3 tại chỗ”, phúc lợi mới sẽ góp phần động viên, thúc đẩy tinh thần sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp nào sớm tích hợp phúc lợi mới sẽ tiên phong trong ngành, sở hữu lợi thế cạnh tranh và sức hút tuyển dụng. Đây là thời điểm để ngành thủy sản giải quyết bài toán nhân sự bấy lâu nay.

Sau thời gian đình trệ, doanh nghiệp thủy sản không thể mãi hụt hơi, phải chuẩn bị 100% nguồn lực, đặc biệt là lực lượng lao động, để sẵn sàng cho “cú bật” sản xuất cuối năm.

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về Chi lương Linh hoạt, có thể truy cập vào website https://vuiapp.vn/ hoặc liên hệ Chuyên viên Tư vấn Giải pháp theo số điện thoại 0834-116996. 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục