Các Hiệp định Đối tác EU phân bổ thêm vốn cho nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản

(vasep.com.vn) Sau khi Ủy ban Châu Âu hoàn tất các Hiệp định đối tác với 27 quốc gia thành viên, ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đã được Liên minh Châu Âu duyệt cấp thêm vốn.

Các Hiệp định Đối tác EU phân bổ thêm vốn cho nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản

Các Hiệp định Đối tác là các tài liệu chiến lược trong việc thiết lập chương trình đầu tư từ chính sách gắn kết - chính sách đầu tư chủ yếu của Châu Âu - và Quỹ Nuôi trồng Thủy sản, Đánh cá và Hàng hải Châu Âu (EMFAF) cho giai đoạn 2021-2027.

Đan Mạch sẽ nhận được 808 triệu EUR (864 triệu USD) cho chiến lược đầu tư chính sách gắn kết nhằm mục tiêu tăng trưởng cạnh tranh, đổi mới và bền vững. Trong số đó 200 triệu EUR (214 triệu USD) từ quỹ phân bổ EMFAF sẽ được sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Gói tài trợ cũng được bao gồm trong việc bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học biển vùng nước ngọt, thông qua đổi mới và phát triển các ngư cụ có chọn lọc và khôi phục sông ngòi.

Hội đồng châu Âu đã công bố cam kết của Đan Mạch trong việc đưa ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản - mục tiêu ưu tiên của châu Âu, vào mục tiêu của quốc gia - một quốc gia xanh hơn, kết nối hơn và hoà nhập hơn.

“Nền kinh tế xanh của châu Âu đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm carbon cho nền kinh tế. Các hiệp định Đối tác sẽ giúp Đan Mạch xây dựng ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có khả năng phục hồi, bền vững để phát triển hơn nữa môi trường và nguồn lợi thủy sản của đất nước” - Virginijus Sinkevičius, Ủy viên Châu Âu về Môi trường, Đại dương và Thủy sản cho biết.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), ngành thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản ở Đan Mạch vào 2018 đã sản xuất 0,8 triệu tấn cá và động vật có vỏ với tổng giá trị 697,2 triệu USD (668,3 triệu EUR). Chỉ 20% trên tổng giá trị đến từ nuôi trồng thuỷ sản, 80% còn lại đến từ đánh bắt thuỷ sản tự nhiên. Tổng khối lượng đã tăng 14%, trong năm 2008 và tổng giá trị tăng 11%

Hiệp định đối tác với Pháp bao gồm quỹ phân bổ 567 triệu EUR (596 triệu USD) cho ngành thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản, với quỹ đầu tư chiến lược chung đạt 18,4 tỉ EUR (19,4 tỉ USD)

Trong năm 2018, Pháp – nhà nhập khẩu ròng thuỷ sản, đã sản xuất 0.8 triệu tấn thủy sản và thủy sản có vỏ với tổng giá trị 2,3 tỉ USD (2,2 tỉ EUR). Gần 36% tổng giá trị đến từ nuôi trồng, 64% đến từ đánh bắt.

Châu Âu đã tuyên bố rằng EMFA sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng dân cư ven biển, giảm thiểu carbon cho nền kinh tế và cải thiện tính bền vững, cùng lúc đó thúc đẩy áp dụng những sáng kiến mới để vượt qua khó khăn hiện tại. Nó cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sinh thái của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở Pháp, giúp mang lại các sản phẩm thủy sản và nuôi trồng phù hợp với mong đợi của người tiêu dùng về lựa chọn thực phẩm bền vững.

Sinkevičius cho biết: “Nguồn tài trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hài hòa các hoạt động hàng hải và ven biển, đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế xanh bền vững ở cả lục địa và các vùng ngoài cùng của Pháp”.

Mỹ Hạnh (Theo seafoodsource)

 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục