Xuất nhập khẩu

Hai tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đặt 423 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 42% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhuyễn thể hàng đầu trên thế giới với mức tiêu thụ bình quân theo đầu người cao hơn so với các khu vực khác. Động vật thân mền (hay còn gọi là nhuyễn thể) là một trong những loài hải sản phổ biến nhất tại EU. Các loài nhuyễn thể được tiêu thụ tại khối thị trường này gồm sò điệp, vẹm, mực nang, mực ống, và bạch tuộc...

(vasep.com.vn) Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam của Việt Nam trong tháng 1/2021 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 44 triệu USD. Xuất khẩu sang các thị trường chính phần lớn đều tăng trưởng mạnh như Australia, Italy, Bồ Đào Nha, Trung Quốc… Mức tăng trưởng này là do năm nay kỳ nghỉ tết nguyên đán diễn ra vào tháng 2, nên thời gian sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn so với tháng 1 năm trước.

Tháng 1/2021, xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ. Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tại các thị trường đã được khống chế, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy sản tại các thị trường dự kiến sẽ phục hồi.

(vasep.com.vn) Sau sự sụt giảm trong 3 quý đầu năm, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản đã phục hồi trong quý cuối năm, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do mức tăng không cao nên tổng giá trị XK mực, bạch tuộc sang thị trường này cả năm 2020 đạt 121 triệu USD, giảm 14% so với năm 2019. Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 22%.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát tại các thị trường trên thế giới đã khiến nguồn cung nguyên liệu mực, bạch tuộc sụt giảm, nhu cầu NK của thế giới và XK mực bạch tuộc của Việt Nam giảm. Giá trị xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam qua các tháng tăng trưởng không ổn định và có xu hướng giảm so với năm 2019. Xuất khẩu sang các thị trường chính trong nửa đầu năm 2020 có xu hướng giảm, và đã phục hồi trong một số tháng cuối năm. Dự báo, năm 2021 do dịch Covid- 19 vẫn chưa được khống chế tại các nước nên xuất khẩu mực,bạch tuộc của Việt Nam sẽ chưa phục hồi được.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc liên tục dẫn đầu về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng trên 40%. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc không ổn định, có xu hướng giảm.

(vasep.com.vn) Tháng 10/2020, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng gần 16% đạt 58,6 triệu USD. 10 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc đạt 454,9 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu nhuyễn thể gồm mực, bạch tuộc và nhuyển thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang EU trong 2 tháng 8 và 9 năm nay có dấu hiệu phục hồi. xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang EU trong tháng 8 và 9 năm nay lần lượt đạt 6,2 triệu USD và 5,8 triệu USD, tăng lần lượt 9,4% và 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU trong 2 tháng 8 và 9/2020 lần lượt đạt 5,8 triệu USD và 4,6 triệu USD, tăng lần lượt 10% và 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đứng thứ 5 của Việt Nam, chiếm 7,8% tỷ trọng. Sau khi giảm 45% trong quý I, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc phục hồi tăng trưởng mạnh 2-3 con số trong trong quý II và III năm nay.

(vasep.com.vn) Chín tháng đầu năm nay, XK hải sản khác của Việt Nam gồm cá biển, surimi, cua ghẹ và nhuyển thể hai mảnh vỏ đạt 1,63 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019. XK cua ghẹ tăng tốt nhất 26%, XK cá biển tăng 21%, XK nhuyển thể hai mảnh vỏ tăng nhẹ 4%, XK surimi giảm 6%.

(vasep.com.vn) Tháng 9/2020, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng 20,4% đạt trên 51 triệu USD. 9 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc đạt 396,3 triệu USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 7 tháng đầu năm nay, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt 213,2 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong top 5 nguồn cung lớn nhất, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ Thái Lan tăng tốt nhất 15% đạt trên 9 triệu USD. Thái Lan là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Nhật Bản.

(vasep.com.vn) Tám tháng đầu năm nay, XK hải sản khác của Việt Nam gồm cá biển, surimi, cua ghẹ và nhuyển thể hai mảnh vỏ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2019. XK cua ghẹ tăng tốt nhất, nhuyển thể hai mảnh vỏ tăng nhẹ, các mặt hàng còn lại giảm nhẹ.

(vasep.com.vn) Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đứng thứ 5 của Việt Nam, chiếm 7,7% tỷ trọng. Sau khi giảm 45% trong quý I, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc phục hồi tăng trưởng từ quý II đến tháng 8 năm nay. Tám tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc đạt 26,6 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái.