Trung Quốc: Một công ty ngừng ngừng sản xuất cá rô phi vì thuế của Mỹ

(vasep.com.vn) Một công ty con của Tập đoàn Quảng Đông Evergreen cho biết, do mức thuế quá cao của Mỹ, họ phải dừng dây chuyển chế biến cá rô phi quy mô lớn của mình để đầu tư sản xuất các loài khác tiêu thụ trong nước. Đây là một công ty lớn kết hợp giữa chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản có trụ sở tại miền nam Trung Quốc.

Ông Leo Xie, Tổng Giám đốc Chi nhánh Evergreen Triệu Khánh cho biết, nhà máy này ở Quảng Đông trước đây chế biến 25.000-30.000 tấn cá rô phi nguyên con, tương đương với 8.750-10.500 tấn cá philê. Tuy nhiên sản xuất đã tạm ngưng do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây bất ổn thị trường.

Evergreen là một trong những công ty nuôi trồng thủy sản lớn nhất của Trung Quốc. Công ty này XK khoảng 1.500 container sản phẩm cá rô phi mỗi năm, trong đó 80% được xuất sang Mỹ. Ngoài ra, công ty này cũng nuôi và chế biến tôm và sản xuất một lượng lớn thức ăn thủy sản. Tại Ai Cập, Evergreen đã hợp tác với quân đội Ai Cập xây dựng trang trại nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở Trung Đông. Họ cũng có một dự án tương tự sẽ được triển khai ở Ả Rập Xê Út.

Với 80% lượng hàng cá rô phi được XK đến Mỹ, Evergreen sẽ phải chịu thuế quan của Mỹ áp đặt cho sản phẩm cá rô phi Trung Quốc. Ông Xie cho biết nhà máy của ông đã XK 99% sản phẩm cá rô phi của họ đến Mỹ.

Sau khi Mỹ thực hiện việc áp đặt thuế suất 10% đối với NK philê cá rô phi và các sản phẩm thủy sản Trung Quốc khác vào tháng 9/2018, thay vì tìm kiếm cơ hội ở các thị trường khác, công ty này đã quyết định dừng hoàn toàn việc sản xuất sản phẩm cá rô phi. Nhà máy này đã được cải tạo lại vào tháng 11 năm ngoái.

Tạo sự thay đổi

Cá rô phi là đối tượng XK lớn thứ hai của Trung Quốc sang Mỹ, với giá trị XK đạt 448 triệu USD trong năm 2018, tăng 2% giá trị so với năm 2017. Các sản phẩm cá rô phi gồm philê đông lạnh và cá rô phi nguyên con đông lạnh. Tôm là sản phẩm thủy sản XK lớn nhất, với khoảng 480 triệu USD XK sang Mỹ vào năm 2018, theo ITC.

Ông Xie cho biết, quy mô của thị trường Trung Quốc đảm bảo việc cải tạo nhà máy vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất.

Ông Xie thực sự muốn sẽ quay trở lại với sản phẩm cá rô phi, vì ông đã “lăn lộn” với sản phẩm này hơn 12 năm, bên cạnh việc muốn tăng sức hấp dẫn của cá rô phi đối với người Trung Quốc – vốn ưa chuộng sản phẩm cá tra hơn.

"Người tiêu dùng Trung Quốc không thích mùi cá rô phi. Chúng tôi muốn khắc phục điều đó bằng cách sử dụng gia vị tẩm ướp."

Công ty sẽ tập trung chế biến cá quả, cá tráp dưới dạng nướng, tẩm gia vị, hấp hoặc chiên. Nhà máy cũng đã thay thế các máy philê cũ bằng máy cắt lát và đóng gói. Trước đây chỉ cần xử lý rất đơn giản, chỉ cần phi lê cá rô phi, nhưng hiện tại thị trường Trung Quốc đòi hỏi phải xử lý kỹ hơn.

Công ty đang nhắm đến các siêu thị và cơ sở dịch vụ thực phẩm Trung Quốc, như Haidilao, một chuỗi nhà hàng lẩu và sẽ cố gắng đạt doanh thu khoảng 200 triệu CNY (29 triệu USD).

Để đảm bảo nhà máy có nguồn cung đủ, nhà máy thức ăn của Evergreen đang sản xuất thức ăn cho cá rô phi và tôm bên cạnh việc tiếp thị cho người nuôi trong vùng lân cận của nhà máy.

Đó là một sự thay đổi lớn. Hiện tại, tất cả các nhà máy chế biến đang nhìn vào Evergreen. Nếu việc triển khai của Evergreen khả thi, các nhà máy khác có khả năng sẽ học tập mô hình này.

Trước đây, Evergreen đã kêu gọi người nuôi ở Trung Quốc chuyển từ cá rô phi sang cá tra và tập trung sản xuất nhiều hơn cho thị trường nội địa.

Tuy nhiên, phát biểu tại diễn đàn nuôi trồng thủy sản toàn cầu ở Chu Hải, Ông Chen Dan - Chủ tịch của công ty cho biết có một số thách thức với việc định hướng lại thị trường Trung Quốc. Ví dụ, các chuỗi nhà hàng Trung Quốc thường có nhu cầu mua quanh năm một lượng ổn định cá rô phi cùng size cỡ, đó cũng là một khó khăn.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục