Hiệu quả và năng suất sản xuất cá tra so với cá hồi, cá chẽm và cá tráp châu Âu

Trong 20 năm qua (1998-2018) Ngành SXCB&XK cá tra đã có sự phát triển không ngừng và mang được "tầm vóc" quốc tế. XK cá tra gia tăng cả về khối lượng và giá trị, sự đa dạng sản phẩm và thị trường XK. Trong suốt hành trình phát triển ấy có những giai đoạn chúng ta vui mừng vì sự phát triển ngoạn mục về XK, nhưng chúng ta cũng gặp không ít cản trở và nỗi lo cho sự tăng trưởng bền vững của ngành SX mặt hàng này. Năm 2017, sản lượng cá tra Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu tấn

Hiện nay, diện tích nuôi dao động 5.500 ha, trong đó các trang trại hộ gia đình chiếm 49%, các công ty nông nghiệp chiếm 49% và tập thể nông dân 2%.

 

Sản xuất cá tra

 

 

 

Sản xuất cá hồi

Và câu hỏi đặt ra là:

1. Tại sao xuất khẩu cá tra vào thị trường EU giảm về cả sản lượng, giá bán và giá trị?

2. Vấn đề liên quan đến các sản phẩm từ cá tra? (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm? 3. Truy xuất nguồn gốc? Sản xuất thiếu thân thiện môi trường? Các chứng nhận chất lượng? TBTs…).

4. Chiến lược xây dựng thương hiệu?

5. Có phải do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đối với cá tra ở thị trường EU? (nhiều đối thủ và sản phẩm thay thế hơn? hình ảnh bị bôi nhọ và vấn đề truyền thông?...)

6. Năng lực cạnh tranh của DNCBXK cá tra?

Hiệu quả và năng suất là nhân tố quan trọng phản ánh năng lực cạnh tranh của DN. Vậy các DNCBXK cá tra hoạt động với hiệu quả và năng suất sản xuất như thế nào? So sánh với các đối thủ?

Mục tiêu

       Ước lượng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (TE) của các DNCBXK cá tra Việt Nam

        Ước lượng sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các DNCBXK cá tra Việt Nam

        So sánh chỉ số TE và TFP giữa các DNCBXK cá tra Việt Nam

 

        So sánh chỉ số TE và TFP của DNCBXK cá tra Việt Nam với các DNCBXK cá hồi Na Uy và Vương Quốc Anh; và DNCBXK cá chẽm và tráp ở vùng Địa Trung Hải.

 

Phương pháp

Chỉ số năng suất Malmquist (MI) được sử dụng để đo lường sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của một doanh nghiệp: TFP=MI = EC×TC

- Trong đó EC là sự thay đổi hiệu quả đầu vào; TC là sự thay đổi hiệu quả công nghệ

EC =PEC×SEC

- Trong đó PEC là sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần túy; SEC là sự thay đổi hiệu quả quy mô

 

Áp dụng các mô hình phân tích đường bao dữ liệu (DEA) theo định hướng đầu vào để ước lượng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào (TE) và sự thay đổi năng suất (TFP) cho mỗi DN.

 

Thống kê mô tả 20 DNCB cá tra xuất khẩu

 

Giai đoạn

Biến đầu ra

Biến đầu vào

20 DNCBXK cá tra Việt Nam

2009-2014

Doanh thu hoạt động

Tài sản lưu động, tài sản cố định, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn

30 DNCBXK cá hồi nuôi Na Uy

2006-2015

Doanh thu hoạt động

Tài sản lưu động, tài sản cố định, chi phí lao động, chi phí nguyên liệu và  vốn cổ đông

8 DNCBXK cá hồi nuôi Vương Quốc Anh

2008-2015

Doanh thu hoạt động

Tài sản lưu động, tài sản cố định, nợ ngắn hạn và số lao động

13 DNCBXK cá chẽm và cá tráp vùng Địa Trung Hải (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý và Croatia)

2009-2014

Doanh thu hoạt động

Tài sản lưu động, tài sản cố định, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và số lao động

 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục