Nguyên liệu

Nguồn cung nguyên liệu hải sản cho chế biến, xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay dựa vào 3 nguồn chính: đánh bắt, nuôi biển và nhập khẩu. Tuy nhiên, do chủng loại hải sản nuôi biển vẫn chưa phong phú, nên phần lớn nguyên liệu vẫn phải phụ thuộc vào đánh bắt. Trong khi đó, các quy định mới liên quan đến khai thác đang khiến ngành thủy sản thêm khó khăn.

Ngày 13-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, nhờ thời tiết thuận lợi, thị trường tiêu thụ ổn định, ngư dân địa phương tham gia khai thác vụ cá Nam đạt sản lượng cao, thu nhập ổn định.

Trong 7 tháng qua, tình hình thời tiết không có nhiều biến động, góp phần đảm bảo điều kiện cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng diễn ra thuận lợi. Sản lượng khai thác và nuôi trồng tính chung trong 7 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống trong sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức có kinh nghiệm đã thực hiện thành công Dự án “Thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau”.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác biển của tỉnh đạt trên 150 nghìn tấn (56,6% kế hoạch năm), tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các tàu cá hoạt động ở tuyến lộng gia tăng chuyến đánh bắt, nhờ đó sản lượng hải sản khai thác đạt cao hơn so cùng kỳ năm trước.

Cá rô phi đỏ (Red Talapia), hay được gọi là cá điêu hồng là đối tượng nuôi phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đối tượng này diễn ra hết sức phức tạp, nguyên nhân chính là do thoái hóa về chất lượng con giống; môi trường biến động và ô nhiễm; thời tiết thay đổi thất thường. Một số giải pháp quản lý hiệu quả nuôi cá điêu hồng trong giai đoạn chuyển mùa:

(vasep.com.vn) Vụ cá nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch, đây là vụ khai thác hải sản chính trong năm của ngư dân ven biển Bình Thuận, nên hầu hết đều hy vọng mùa cá năm nay sẽ bội thu. Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 5 không khí tại các cảng cá trong tỉnh có vẻ đìu hiu, ít sôi động do ảnh hưởng đợt áp thấp nhiệt đới.

(vasep.com.vn) Theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Chính phủ chỉ đạo xây dựng 27 khu bảo tồn biển, cùng với đó, xác định 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản, lưu giữ 138 nguồn gen và bảo vệ đường di cư tự nhiên của 16 loài thủy sản.

Nghề nuôi và khai thác con nghêu ở Bến Tre vừa được Hội đồng Quản lý biển Quốc tế (MSC) công nhận đạt chuẩn khai thác thủy sản bền vững, và đây là lần thứ III nghêu Bến Tre đạt chứng nhận này...

Ông Trần Văn Thái, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, chia sẻ năm nay thời tiết thuận lợi cho khai thác vụ cá Nam, nhờ áp dụng công nghệ nên mỗi chuyến đi khai thác được hơn 1,5 tấn cá sộp, mú, cá ngừ...

Ghi nhận ngày 6/5 tại vùng chuyên canh nghêu (ngao) ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho thấy thương lái thu mua nghêu thương phẩm có giá từ 22.000-25.000 đồng/kg (khoảng 50-60 con/kg).

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Những tàu đánh bắt cá ngừ sọc dưa cập bờ vào rằm tháng Chạp đều có chuyến biển bội thu, sắm Tết cho gia đình xong ngư dân liền chuẩn bị chuyến biển xuyên Tết…

Vùng nuôi nghêu huyện Gò Công Đông đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC), là vùng nuôi nghêu thứ 4 trên thế giới đạt chứng nhận quốc tế uy tín này

311 ha nuôi nghêu ở Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã đạt chứng nhận quốc tế ASC. Đây là vùng nuôi nghêu thứ 4 của Việt Nam và cũng là vùng nuôi nghêu thứ 4 trên thế giới đạt chứng nhận quan trọng này...