(vasep.com.vn) Qua một năm bị dịch Covid chi phối, cơ cấu thị trường tôm xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Hai tháng đầu năm nay có 67 thị trường NK tôm của Việt Nam, so với cùng kỳ năm ngoái có 63 thị trường. Trong đó, có nhiều thị trường tăng NK tôm Việt Nam với mức tăng đột phá như Australia tăng 115%, Bỉ tăng 139%, Nga tăng 109%, Chile tăng 352%, Campuchia tăng gấp 30 lần…

(vasep.com.vn) Dữ liệu thương mại thủy sản của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho thấy, nhập khẩu tôm của Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2021.

(vasep.com.vn) Trong tuần thứ 9/2021 (ngày 1-7/3/2021), giá tôm thẻ chân trắng HOSO của Indonesia giảm với hầu hết các kích cỡ. Theo đó, giá tôm thẻ chân trắng loại 30- 40 con giảm so với tuần trước xuống 85.138,8 IDR/kg và 75.194,4 IDR/kg, tương tự như mức giảm giá tôm cỡ 60 con xuống 62.138,8 IDR/kg.

Tỷ lệ ao nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được cấp mã số còn quá ít. Doanh nghiệp lo ngại, nếu bị phát hiện khai báo sai nguồn gốc, thì hậu quả vô cùng lớn với ngành tôm.

Mô hình luân canh tôm - lúa ở Sóc Trăng được hàng nghìn hộ nông dân áp dụng, duy trì và mở rộng diện tích canh tác một cách hiệu quả gần 30 năm qua. Sản phẩm làm ra được người tiêu dùng tín nhiệm vì phương thức sản xuất theo hướng tự nhiên, an toàn thực phẩm. Tỉnh Sóc Trăng định hình vùng sản xuất ổn định, xác định đây là mô hình canh tác thông minh, bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững...

Tôm hút hàng, tăng giá mạnh, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó vì chi phí vật tư sản xuất, cước phí vận chuyển tăng cao bất bình thường.

(vasep.com.vn) Tháng 1/2021, XK tôm sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng khả quan 10,5% so với cùng kỳ năm trước tới giá trị XK đạt 41,8 triệu USD. Hiện nay, Mỹ vẫn là thị trường XK tôm chân trắng hàng đầu của Việt Nam.

Nông dân các tỉnh ven biển ĐBSCL đang tập trung thả nuôi tôm nước lợ 2021. Đầu vụ nuôi nhiều thuận lợi, độ mặn, thời tiết ổn định, ít phát sinh dịch bệnh…

Các cảng cá tại tỉnh Bình Định là nơi thu hút nhiều tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh cập cảng, bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác đưa đi tiêu thụ. Vì vậy, Ban quản lý Cảng cá tỉnh này đã quyết tâm nỗ lực khắc phục "thẻ vàng" IUU theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), từ nơi xuất phát.

Tôm là mặt hàng chủ lực của thuỷ sản Việt Nam, xuất khẩu tôm đang chiếm tới 45% kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản cả nước và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021.

(vasep.com.vn) Tháng 1/2021, xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, với giá trị XK đạt gần 30 triệu USD, tăng 16%. Trong đó, giá trị XK sang Đức tăng 27,5%; Hà Lan tăng 30,6%, Bỉ tăng 2,1%, Đan Mạch tăng 72%.

(vasep.com.vn) Mặc dù năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với ngành tôm của Ecuador: nhu cầu của thị trường xuất khẩu chính giảm mạnh và giá cả lao dốc, nhưng sản lượng và xuất khẩu vẫn tăng trưởng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2021.

Vụ tôm nước lợ năm 2020 của tỉnh Sóc Trăng được đánh giá là thành công. Người nuôi tôm lãi nhiều, tỷ lệ tôm bị thiệt hại ở mức thấp.

Theo ông Lê Văn Quang, để Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, chế biến tôm số 1 thế giới cần sự chấp thuận và ủng hộ của Nhà nước và đề xuất chính quyền các cấp tạo ra các hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách thông thoáng.

(vasep.com.vn) Theo các nhà tham luận trong hội thảo online mới nhất của Undercurrent News về ngành tôm, sản xuất tôm năm nay ở Ấn Độ đang trở thành một vấn đề nhức nhối. Sản lượng sản xuất của nước này giảm từ 800.000 tấn xuống còn khoảng 640.000 tấn vào năm 2020, do ngành này phải chịu những hạn chế về coronavirus, các vấn đề lao động, sự thiếu hụt tôm bố mẹ chất lượng cao và dịch bệnh lan rộng.