Theo thông tin từ các công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn thì giá một số loại thức ăn nuôi tôm từ đầu năm đến nay tăng từ 1,69 - 5,03% (trung bình 3,09% so với năm 2020), chủ yếu thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng.

Giá tôm thẻ chân trắng tăng cao giúp người chăn nuôi có lãi từ 400-500 triệu đồng/ha, tạo điều kiện đầu tư vụ nuôi mới, sau một năm nuôi không hiệu quả do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, năm 2021, tỉnh có kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ 136.000 ha, phấn đấu đạt sản lượng 98.000 tấn, với 3 loại hình nuôi chủ yếu gồm: nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp 4.000 ha, tôm - lúa 104.500 ha, quảng canh cải tiến 27.500 ha.

(vasep.com.vn) Tờ Tin tức Bắc Kinh đưa tin, tôm thẻ chân trắng đông lạnh đứng đầu danh sách thủy sản nhập khẩu bị cấm của Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch covid.

(vasep.com.vn) Nhìn chung, Ấn Độ phải vật lộn để phục hồi sản xuất trong nửa đầu năm 2021 do hai lý do chính: một mặt, sự bất ổn định của thị trường Mỹ - nơi tồn kho cao có thể sẽ kìm hãm nhu cầu trong Quý 2 - và thị trường Trung Quốc - có xu hướng lựa chọn tôm trong nước do phát hiện COVID trong tôm nhập khẩu; mặt khác, là những thách thức liên tục với dịch bệnh.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ấn Độ chịu một cú sốc lớn vào năm 2020, giảm xuống còn 575.000 tấn, giảm 14% so với năm 2019 và 7% so với năm 2018. Trong khi xuất khẩu các sản phẩm đông lạnh nguyên liệu giảm gần 17%, xuất khẩu các sản phẩm nấu chín và giá trị gia tăng lại tăng 37%. Mỹ, Trung Quốc và EU lần lượt chiếm 48%, 17% và 11% xuất khẩu của Ấn Độ.

(vasep.com.vn) Sản lượng tôm của Ấn Độ đã giảm từ 780.000 - 800.000 tấn năm 2019 xuống khoảng 650.000 - 700.000 tấn vào năm 2020. COVID-19 đã gây ra gián đoạn trong những tháng đầu trong năm và các vấn đề dịch bệnh liên tục xảy ra trên toàn quốc trong suốt cả năm 2020 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Trong bài viết này, tác giả phản ánh về đánh giá vụ mùa của Hiệp hội các chuyên gia nuôi nuôi thủy sản (SAP), dữ liệu xuất khẩu năm 2020 của Ấn Độ và tính toán tương đương trọng lượng sống (LWE), và chia sẻ một về một số thay đổi cơ cấu mà chúng ta có thể thấy trong 2021 và những năm tới.

Tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi tôm nước lợ hạn chế thả giống do thời tiết hiện chưa ổn định, nhiệt độ giảm thấp vào ban đêm trong khi ban ngày nắng nóng, tôm nuôi dễ bị thiệt hại.

Trong bối cảnh người nông dân đang ồ ạt chuyển sang mô hình luân canh tôm - lúa một cách tự phát, thậm chí là ‘quá độ’ hẳn sang chuyên tôm vì hiệu quả kinh tế cao hơn, các nhà khoa học thuộc Đại học Cần Thơ đã quyết định tìm hiểu về tác động thực sự của những mô hình nuôi trồng này với mong muốn đưa ra các khuyến nghị phù hợp.

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã trao tặng cho Bệnh viện Nhân dân 115 (TP. Hồ Chí Minh) một phòng khám sàng lọc người bệnh ngoại trú trị giá 2,2 tỷ đồng.

(vasep.com.vn) Indonesia, nguồn cung tôm lớn thứ hai của Mỹ (chiếm 23% trong tháng 1/2021), tiếp tục bù đắp một phần lớn vào phần sụt giảm từ Ấn Độ vào thị trường này. Indonesia đã xuất khẩu sang Mỹ 16.067 tấn trị giá 139,7 triệu USD trong tháng 1/2021, tăng 21% về lượng và tăng 19% về giá trị so với tháng 1/2020, dữ liệu của NOAA cho thấy.

Nhằm phát huy hiệu quả một số mô hình nuôi tôm hiện có ở địa phương, tỉnh Cà Mau đang chú trọng phát triển nuôi tôm siêu thâm canh và thâm canh, phát triển nuôi luân canh tôm - lúa, phát triển nuôi tôm - rừng theo hướng mở rộng diện tích nuôi đạt chứng nhận quốc tế.

Theo kế hoạch, trong năm 2021, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu thả nuôi tôm nước lợ trên 51.000 ha, với tổng sản lượng dự kiến đạt trên 172.000 tấn.

(vasep.com.vn) Ecuador, nguồn cung tôm lớn thứ ba của Mỹ (chiếm 14%), tiếp tục tăng mạnh XK, đã xuất sang Mỹ 9.468 tấn tôm trị giá 60,9 triệu USD trong tháng 1/2021, tăng 12% về lượng và tăng 15% về giá trị trong tháng 1/2020.

(vasep.com.vn) Chỉ trong hai tháng đầu năm 2021, số lô tôm mà Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từ chối nhập khẩu đã sắp vượt qua mức 36 lô bị từ chối năm 2020, Liên minh Tôm miền Nam (SSA) lưu ý.