(vasep.com.vn) Tôm từ Việt Nam và Mỹ Latinh đang ngày càng đứng vững hơn trên thị trường EU và cạnh tranh mạnh thị phần với Ấn Độ, cụ thể như các sản phẩm tôm nguyên liệu bóc vỏ, tôm còn vỏ, bỏ đầu, theo Willem van der Pijl, nhà phân tích thị trường và người sáng lập ra Shrimp Insights chia sẻ ý kiến trong Hội nghị trực tuyến do Hội nuôi trồng thủy sản Ấn Độ tổ chức.
Willem van der Pijl bổ sung thêm, thị trường EU không có đủ chỗ để tích trữ tôm từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, Mỹ Latinh có khả năng cung cấp các sản phẩm tôm chân trắng hữu cơ cho EU trong khi Việt Nam có nhiều các nhà máy được chứng nhận ASC và BSCI và sản phẩm của Việt Nam đang đưa ưa chuộng tại EU.
Tuy nhiên, tôm Ấn Độ phải chịu thêm phí kiểm tra kháng sinh tại cảng đến từ 1%-2% với mỗi container và quan trọng hơn, điều này ảnh hưởng tới hình ảnh tôm Ấn Độ đối với khách hàng EU. Tôm Ấn Độ vừa phải cạnh tranh về giá, vừa phải đảm bảo chính sách minh bạch trong chuỗi nguồn cung, truy xuất nguồn gốc và chứng nhận.
XK tôm chân trắng nguyên liệu bóc vỏ và tôm HLSO của Ấn Độ sang EU và Anh giảm từ năm 2017 xuống còn 40.000 tấn năm 2019 sau một vài năm ổn định.
Anh, Hà Lan, Bỉ và Đức chiếm khoảng 70% lượng tôm NK từ Ấn Độ năm 2019. Từ 2017-2019, NK tôm từ 4 nước này giảm lần lượt 17%, 27%, 11% và 21%. Trong khi, NK từ Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy (chiếm 22% tổng NK từ Ấn Độ) giảm lần lượt 35%, 40%, 56% và 59% trong giai đoạn này.
Hiện, Việt Nam đang được hưởng thuế 0% đối với tôm nguyên liệu đông lạnh và thuế đối với tôm chế biến sẽ được giảm về 0% trong vòng 7 năm, theo Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020.
Việt Nam có lợi thế về các sản phẩm hấp chín tuy nhiên khả năng cạnh tranh tại phân khúc tôm đóng gói thành phẩm bỏ vỏ về thuế của nước này tốt hơn so với Ấn Độ và Indonesia, theo ông van der Pijl. Ấn Độ sẽ tiếp tục phải cạnh tranh đối với tôm nguyên liệu bóc vỏ phục vụ tái chế biến và đóng gói MVP hoặc bán với số lượng lớn (Ấn Độ có hạn ngạch 0% đối với nhóm sản phẩm này).
Tại Nam và Trung Mỹ, Ấn Độ phải cạnh tranh với các nước này về các sản phẩm tôm chân trắng hữu cơ, theo ông van der Pijl. Châu Á khó cạnh tranh về các sản phẩm này vì theo tiêu chuẩn hữu cơ, các loài bản xứ sẽ được ưu tiên hơn. Do vậy, các nước Mỹ Latinh như Ecuador sẽ có lợi thế hơn Ấn Độ trên thị trường EU về cung cấp tôm HLSO và tôm nguyên liệu bóc vỏ hữu cơ.
Một số nhà NK châu Âu bắt đầu mua tôm từ Nam Mỹ như Ecuador để tận dụng thời gian giá giảm, chủ yếu là tôm HOSO.
Hà Lan gần đây tăng mạnh NK tôm từ Nam Mỹ vì họ cho rằng chất lượng tốt hơn tôm Ấn Độ.
Tần suất kiểm tra 100% đối với các container tôm Ấn Độ tại các cảng của EU sẽ vẫn tiếp tục nếu Ấn Độ chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn của EU. Tôm Ấn Độ có thể phải tìm cách giải quyết vấn đề của mình trên thị trường EU.
Một số nhà NK EU mặc dù giảm NK từ Ấn Độ nhưng họ vẫn duy trì nguồn cung này, song song với NK từ Việt Nam để giải quyết vấn đề chênh lệch giá và có thể chào mức giá cạnh tranh hơn tới khách hàng của họ, theo ông van der Pijl.