Đại diện Cục Thú y khẳng định những quy định về kiểm dịch với sản phẩm nguồn gốc động vật là phù hợp với pháp luật trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, VASEP và các hiệp hội khác cho rằng quy định này là vô lý, gây tốn kém, không cần thiết.

Nhiều loại nông, thủy sản đang có nguy cơ tồn ứ, khó tiêu thụ vì số lượng kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản và chế biến. Các doanh nghiệp đang phải oằn mình gánh phí bởi các chi phí lưu kho, logistic liên tục tăng. Việc thu mua nông sản từ nông dân cũng trở nên hạn chế hơn. 

Trên cơ sở các cam kết trong Ý định thư vừa được ký kết, Na Uy và Việt Nam sẽ thúc đẩy hợp tác song phương về ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản biển nói riêng. Đồng thời, nỗ lực tạo điều kiện và hỗ trợ cho các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

Sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm bấy lâu nay vẫn thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) khi nhập khẩu về Việt Nam nhưng lại được “gắn mác” kiểm dịch là đi ngược lại với tinh thần cải cách hành chính.

(vasep.com.vn) Theo Marcus Coleman, người đứng đầu cơ quan thủy sản Seafish của Anh, doanh số bán lẻ thủy sản có vỏ ở Anh tăng 100 triệu bảng Anh (141 triệu USD) vào năm 2020 do khi người mua sắm ở Anh chi nhiều hơn cho tôm và vẹm để nấu ăn tại nhà trong thời gian chống dịch.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu kho chứa, hệ thống bảo quản nông sản hiện đại đang trở nên bức thiết.

(vasep.com.vn) Trong một bài báo nghiên cứu được công bố gần đây, một nhóm chuyên gia đã phân tích phản ứng của ngành thủy sản toàn cầu đối với đại dịch COVID-19 và tác động của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong những tháng đầu của cuộc khủng hoảng.

Doanh nghiệp kỳ vọng được chính quyền TP HCM xem xét không thu các loại phí hạ tầng cảng biển, ít nhất đến cuối năm 2021

Qua theo dõi, đánh giá của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, diện tích nuôi và sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng qua từng năm. Cụ thể, diện tích nuôi từ 7.089ha và sản lượng là 62.250 tấn vào năm 2016 thì đến nay tăng lên hơn 8.000ha, sản lượng hơn 78.000 tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,2%/năm về diện tích và 5,80%/năm về sản lượng. Một số đối tượng nuôi thâm canh chủ yếu là cá tra, cá thát lát, cá rô đồng và gần đây là một số loài thủy đặc sản cũng được người dân tập trung phát triển như lươn đồng, ba ba, cua đinh.

Ngày 1/5/2021, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đã chính thức có hiệu lực. Hiệp định đang được hai nước kỳ vọng sẽ tạo thêm nhiều cơ hội mới trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Anh trong thời gian tới.

Mặc dù phản hồi đến DĐDN, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) khẳng định, các nội dung kiểm dịch đã được cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục, thế nhưng, VASEP cho rằng khái niệm kiểm tra đang bị “đánh tráo”… 

Sau khi Báo điện tử Chính phủ đăng tải trả lời của Cục Thú y về ý kiến của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) phản đối kiểm dịch hầu hết sản phẩm thủy sản nhập khẩu, từ đông lạnh cho đến chế biến sâu, đại diện VASEP tiếp tục có ý kiến làm rõ hơn các thông tin Cục Thú y đưa ra.

Với sự tăng trưởng của thủy sản trong thời gian qua, ông Hồ Quang Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta nhận định, các doanh nhân Việt đã linh hoạt, nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trường, tận dụng được lợi thế từ các FTA.

Giá cước vận tải biển đang tăng nếu gánh thêm khoản phí sử dụng cơ sở hạ tầng cảng biển của TP Hồ Chí Minh, doanh nghiệp thủy sản sẽ bị đội chi phí lớn.

Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu của nhiều tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong quý I năm 2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, mặt hàng thủy sản, lúa gạo đã trở thành “điểm sáng” góp phần tô điểm cho bức tranh xuất khẩu của toàn vùng.