Tình hình dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, Sóc Trăng đã chuyển sang trạng thái bình thường mới và nhiều tỉnh, thành trong khu vực bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, nên hoạt động vận chuyển, đi lại ngày càng thông thoáng hơn, lực lượng lao động trở lại làm việc ngày càng nhiều hơn, giúp cho sản xuất, kinh doanh có cơ hội phục hồi sớm hơn.

(vasep.com.vn) Làn sóng Covid lần thứ 4 bùng phát mạnh ở Tp Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành – khu vực trọng điểm chế biến và XK thuỷ sản của Việt Nam, gây sụt giảm mạnh kim ngạch XK sang nhiều thị trường chính từ tháng 8/2021. Tuy nhiên, trong bức tranh màu tối tại giai đoạn Covid căng thẳng này, vẫn có những điểm sáng nhỏ ở một số thị trường ngách như Mexico, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và nhiều thị trường khác.

(vasep.com.vn) Theo nhà phân tích thị trường cá nổi Finn-Arne Egeness của Nordea, việc giảm hạn ngạch cá thu Bắc Đại Tây Dương năm 2022 có thể "đảm bảo cho ngành cá thu trong năm nay".

Việc mở rộng và duy trì nguồn cung nguyên liệu trong nước nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy do ảnh hưởng của Covid-19, là yếu tố then chốt để ngành thủy sản của Việt Nam có thể tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường EU nhờ cú hích từ Hiệp định EVFTA.

"Bộ có ý kiến tới các địa phương sớm phê duyệt phương án hoạt động "3 tại chỗ" để DN hoạt động trở lại và xem xét bỏ quy định cách ly 14 ngày đối với lực lượng đi thu hoạch cá mà thay vào đó là xét nghiệm PCR" - ông Nguyễn Hoài Nam đề nghị.

Để có thể xuất khẩu vào EU, hàng hóa phải tuân thủ các nguyên tắc TBT trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Trong 2 tháng giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ước tính có 300.000 lao động mất việc làm khi các nhà máy thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động.

(vasep.com.vn) Dưới đây là phỏng vấn của phóng viên Seafoodsource (PV) với Cui He - Tổng Thư ký của Hiệp hội Tiếp thị và Chế biến Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA), về những thay đổi về sản xuất và thương mại thủy sản của Trung Quốc trong bối cảnh Covid, sự chuyển đổi từ một nhà sản xuất hàng xuất khẩu giá rẻ sang thị trường cho các nhà chế biến trong nước.

Tính đến thời điểm ngày 6/9/2021, Việt Nam có 536.788 bệnh nhân Covid-19 và 13.385 ca tử vong, với tỷ lệ tử vong 2,5%. Dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp và để khống chế nó hầu hết các nước đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Các nước đang áp dụng nó như thế nào? Bài học nào cho Việt Nam về giãn cách xã hội để sống chung với đại dịch Covid-19?

(vasep.com.vn) Ngày 16/9/2021, VASEP cùng 13 Hiệp hội ngành hàng đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề xuất chiến lược “Phòng chống dịch theo Điểm” phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới, trong đó nhấn mạnh khởi động lại nền kinh tế là rất cấp bách.

Do dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ phải ngưng hoạt động, khiến các nhà máy chế biến đói nguyên liệu, phải tạm dừng hoạt động.

Chỉ còn 250 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng trong tổng số 75.000 doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp đã “kiệt sức” không thể khôi phục sản xuất nếu không được tiếp sức, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời.

Dịch bệnh đang dần được kiểm soát, các tỉnh ĐBSCL đã nới lỏng giãn cách, nhiều mặt hàng thủy sản bắt đầu khởi sắc và đã tăng giá trở lại.

(vasep.com.vn) Người tiêu dùng Trung Quốc đang gặp khó khăn khi giá cá tăng gần 50% so với một năm trước, đánh dấu sự rung chuyển mới nhất đối với lĩnh vực thực phẩm rộng lớn của đất nước sau đợt bùng phát dịch bệnh ở lợn khiến giá thịt lợn tăng gấp ba lần trong năm 2019.

Đại dịch COVID-19 kéo dài cả năm 2020 tới hiện nay với nhiều biến chủng mới đã làm gián đoạn hoạt động thương mại thuỷ sản toàn cầu. Điều này tạo ra nhiều bất ổn trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu ở hầu hết các nhà cung cấp thủy sản lớn trên thế giới.