Xuất khẩu thủy sản của Na Uy vượt mốc 10,3 tỷ USD do giá tăng kỷ lục

(vasep.com.vn) Na Uy xuất khẩu 109 tỷ NOK (10,3 tỷ USD, 10,5 tỷ EUR) thủy sản và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản sang thị trường nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng 29% về giá trị, tương đương 24,3 tỷ NOK (2,3 tỷ USD, 2,3 tỷ EUR) so với cùng kỳ 2021.

Tính đến tháng 9, ngành công nghiệp thủy sản của Na Uy đã ghi nhận tổng doanh thu lớn nhất từ trước đến nay với 39 tỷ NOK (3,7 tỷ USD, 3,7 tỷ EUR) trong quý 3, vượt qua kỷ lục quý 4 năm 2021. Tháng 9 là tháng bán hàng mạnh nhất từ trước đến nay khi đạt giá trị xuất khẩu 15,1 tỷ NOK (1,4 tỷ USD, 1,4 tỷ EUR), tăng 27% so với tháng 9 năm 2021.

Theo Giám đốc điều hành Hội đồng Thủy sản Na Uy Christian Chramer, giá tăng cao là một trong những lý do chính khiến quý III đạt giá trị xuất khẩu kỷ lục.

Chú thích ảnh

Cá hồi  tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Na Uy trong Q3/2022

Thủy sản Na Uy duy trì vị thế vững chắc cả trong thời đại dịch và trong hoàn cảnh nhiều khó khăn như hiện nay. Chi phí sản xuất và dịch vụ hậu cần tăng, lạm phát lương thực tại các thị trường chính đã làm tăng giá thủy sản Na Uy. Tuy nhiên, Na Uy cũng đang phải đối mặt với sự thiếu ổn định do sức mua yếu và thị trường thay đổi nhanh chóng. 

Cá hồi tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Na Uy trong Q3/2022, chiếm 72% giá trị và 49% tổng khối lượng xuất khẩu thủy sản của Na Uy trong giai đoạn này. Na Uy đã xuất khẩu 355.000 tấn cá hồi trong giai đoạn 3 tháng của quý, trị giá 28 tỷ NOK (2,6 tỷ USD, 2,7 tỷ EUR), với khối lượng tăng 2% và giá trị tăng 30% so với quý 3 năm 2021. Ba Lan, Đan Mạch và Pháp là những nước nhập khẩu nhiều nhất cá hồi Na Uy. Giá trung bình cho cá hồi tươi nguyên con là 71,80 NOK (6,80 USD, 6,89 EUR)/kg, cao hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong quý 3, Na Uy đã xuất khẩu 16.537 tấn cá hồi trị giá 1,5 tỷ NOK (142 triệu USD, 144 triệu EUR), với khối lượng giảm 14% và giá trị tăng 26%. Hoa Kỳ, Lithuania và Thái Lan là các thị trường tiêu thụ chính.

Đối với cá thịt trắng, Na Uy đã xuất khẩu 5.200 tấn cá cod tươi trong Q3, thu về 280 triệu NOK (26,5 triệu USD, 26,9 triệu EUR), với khối lượng giảm 27% và giá trị giảm 3%. Đan Mạch, Thụy Điển và Đức là 3 thị trường nhập khẩu cá cod Na Uy hàng đầu. NSC xác nhận rằng do sản lượng khai thác thấp hơn, lượng xuất khẩu cá cod tươi tới tất cả các thị trường chính trong quý giảm.

Quý 3 cũng là khoảng thời gian kỷ lục đối với lĩnh vực cá cod đông lạnh của Na Uy, với tổng doanh số bán ra nước ngoài đạt 14.600 tấn, trị giá 809 triệu NOK (76,6 triệu USD, 77,6 triệu EUR), với khối lượng và giá trị tăng lần lượt 11% và 53%. Trung Quốc, Vương quốc Anh và Ba Lan là những thị trường nhập khẩu chính.

Các nhà xuất khẩu cá nổi của Na Uy đã xuất khẩu 43.000 tấn cá trích, trị giá 666 triệu NOK (63 triệu USD, 63,9 triệu EUR), với khối lượng và giá trị tăng lần lượt là 15% và 25%. Xuất khẩu cá trích từ đầu năm đến nay vào năm 2022 của Na Uy đạt gần 2,5 tỷ NOK (236,6 triệu USD, 240 triệu EUR), giá trị cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2012.

Chú thích ảnh

Quý 3 là khoảng thời gian kỷ lục đối với  cá cod đông lạnh của Na Uy, với tổng doanh số bán ra nước ngoài trị giá 809 triệu NOK

Tính đến tháng 9 năm 2022, Na Uy xuất khẩu 118.000 tấn cá thu trị giá 163 triệu NOK (15,4 triệu USD, 15,6 triệu EUR), giảm 21% về khối lượng và tăng 24% về giá trị. Đức, Ba Lan và Lithuania là thị trường tiêu thụ lớn cá trích Na Uy. Trung Quốc, Nhật Bản và Ai Cập là các thị trường chính cho cá thu của nước này.

Xuất khẩu tôm của Na Uy cũng tăng đáng kể, trong quý xuất khẩu tôm đạt 72 triệu NOK (35,2 triệu USD, 35,7 triệu EUR), tăng lần lượt 144% và 66% về khối lượng và giá trị Iceland, Thụy Điển và Vương quốc Anh là những thị trường nhập khẩu tôm chính.

Ngoài ra, Na Uy đã xuất khẩu 474 tấn cua huỳnh đế trị giá 255 triệu NOK (24,1 triệu USD, 24,5 triệu EUR), giảm 39% về khối lượng và giảm 28% về giá trị so với 2021. Hoa Kỳ, Hồng Kông và Hàn Quốc là những thị trường tiêu thụ lớn cua huỳnh đế.

Na Uy cũng đã xuất khẩu 463 tấn cua tuyết, trị giá 66 triệu NOK (6,3 triệu USD, 6,3 triệu EUR) trong quý 3, giảm lần lượt 48% và 69%. Hoa Kỳ, Việt Nam và Đan Mạch là ba thị trường nhập khẩu chính.

Thùy Linh (Theo the seafoodsource)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục