(vasep.com.vn) Một báo cáo gần đây cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang tăng mua thực phẩm tươi sống và có xu hướng mua trực tuyến nhiều hơn.
Theo Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Mỹ (FMI), xu hướng mới trong ngành thực phẩm tươi sống là bán hàng trực tuyến, 40% doanh số bán hàng trực tuyến hiện nay là thực phẩm tươi sống.
Doanh số bán hàng trực tuyến của thực phẩm khô chiếm 41%, doanh số bán hàng trực tuyến thực phẩm đông lạnh chiếm 11%. Nông sản và thịt là hai mặt hàng có thị phần lớn nhất trong doanh số bán hàng trực tuyến thực phẩm tươi sống, chiếm lần lượt 11% và 10%, thuỷ sản chiếm 2% tổng doanh số bán hàng trực tuyến sản phẩm tươi sống.
Đại dịch đã thay đổi thói quen mua sắm và nấu nướng của người Mỹ, nhiều người chuyển sang ăn tại gia nhiều hơn. Những thay đổi ở cấp độ rộng này đặc biệt ảnh hưởng đến các bộ phận thực phẩm tươi sống và ngay cả khi các hoạt động buôn bán trực tiếp đã diễn ra bình thường, người tiêu dùng vẫn ưa chuộng mua sắm trực tuyến.
Nhận thấy được sự thay đổi nhu cầu người tiêu dùng, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp thực phẩm đang đáp ứng sự quan tâm ngày càng cao đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống bằng “các dịch vụ nâng cao, giá cả phải chăng”, cung cấp thực phẩm tại cửa hàng và cả trực tuyến.
Tuy nhiên, theo một báo cáo khác, sự thay đổi thói quen mua sắm sau đại dịch gần đây đã thay đổi do lạm phát gia tăng. Doanh số bán hải sản tươi sống và đông lạnh đã giảm trong tháng 7, tuy nhiên vẫn chưa xác định được việc giảm này có trở thành xu hướng sắp tới hay không.
Hải sản tươi sống là một trong những chiến dịch của các cửa hàng tạp hóa nhằm thu hút người tiêu dùng
Nhìn chung, FMI nhận thấy rằng hải sản tươi sống là một trong những cách mà các cửa hàng tạp hóa tạo sự khác biệt để thu hút người mua sắm đến cửa hàng của họ. Các chiến lược khác biệt hóa sản phẩm hàng đầu được các nhà bán lẻ tận dụng bao gồm các chương trình dịch vụ, thực phẩm tươi sống (75%); 56% người bán hàng tạp hóa sử dụng hải sản như một chiến lược khác biệt nhằm tăng doanh thu, và các chiến lược này đã thành công.
Thêm vào đó, nhiều tạp hóa tin tưởng vào sự thành công trong tương lai của thực phẩm thủy sản tươi sống. 24% người bán hàng tạp hóa cho biết họ có kế hoạch mở rộng không gian cho hải sản tươi sống, trong khi 65% nói rằng họ sẽ duy trì quy mô các cửa hàng thịt của mình. Chỉ có 5% có kế hoạch giảm phân bổ không gian cho hải sản tươi sống.
Một phát hiện quan trọng khác trong Báo cáo Thực phẩm Tươi sống là việc các nhà bán lẻ ngày càng chú trọng đến các bộ phận dịch vụ thực phẩm và thực phẩm chế biến sẵn.
82% nhà bán lẻ đang có kế hoạch tăng phân bổ không gian cho các sản phẩm chế biến “take away”, trong khi những người khác đang tăng không gian cho các trạm đặt hàng để đầu bếp chế biến (35 %) hoặc tự phục vụ (29 %).
Vào giữa mùa nướng, Roerink cho biết một số nhà bán lẻ đang tích cực quảng cáo hải sản như một phần của món nướng của họ. Một số nhà hàng đã có thịt nướng tôm, thịt nướng cá hồi hoặc cá hồi trong thực đơn món nướng. Một số cửa hàng tạp hóa cũng có bảng chỉ dẫn giải thích cho người tiêu dùng cách nướng hải sản cùng với thịt.
Theo Roerink, bất chấp lo ngại của người tiêu dùng về lạm phát, nhiều người đang tìm kiếm những bữa ăn giá trị gia tăng, chất lượng tại nhà hàng.
Các nhà cung cấp thủy sản tiếp cận những người tiêu dùng đang tìm kiếm các giải pháp giá trị, sức khỏe và bữa ăn tiện lợi bằng cách nhấn mạnh công dụng của thủy sản đối với sức khỏe.
Thùy Linh (Theo the seafoodsource)