Trung Quốc tiếp tục chiến dịch môi trường, ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản nuôi

(vasep.com.vn) Năm 2018 là một năm “cỗ máy ủi” của Trung Quốc tiếp tục nhằm vào các trại nuôi trồng thủy sản vì nước này muốn kiểm soát các các ngành công nghiệp gây ô nhiễm - và năm 2019 tình hình có thể diễn ra tương tự.

Cui He, Chủ tịch Liên hiệp Chế biến và tiếp thị Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA) cho biết, chính sách “xóa sổ” các trại nuôi thủy sản từ các ao hồ và hồ chứa nội địa Trung Quốc sẽ tiếp tục vào năm 2019, vì Bắc Kinh tập trung giải quyết các vấn đề môi trường sau khi tăng trưởng kinh tế chững lại.

Tính đến nay, Trung Quốc là nhà sản xuất thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm khoảng 2/3 sản lượng cá, tôm và các loài thủy sản nuôi khác của thế giới. Nguy cơ sụt giảm sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc do vấn đề môi trường có thể dẫn đến sự sụt giảm sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu.

Theo dữ liệu của Tạp chí Nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc, chiến chống ô nhiễm của Trung Quốc có quy mô rất lớn: xóa sổ 300.000 lồng nuôi và 2,4 triệu mu trang trại - tương đương 160.000 ha.

Cui cho biết, nuôi biển công nghiệp, có hiệu quả và đạt chuẩn sẽ tiếp tục mở rộng, nuôi thủy sản nước sâu, nuôi ngoài khơi cũng có thể tăng.

Đóng cửa nhiều trại nuôi

Theo Cui, "mục tiêu tiêu diệt chính" ở các vùng hồ nước ngọt và hồ chứa là các loài được nuôi bằng thức ăn (chứ không phải là thức ăn tự nhiên như cỏ nước). Chính sách môi trường không hạn chế các loài cá săn mồi như cá mè hoa và cá chép bạc - hai trong số các loài nuôi lớn nhất của Trung Quốc về khối lượng, "vì những loài này thực sự tốt cho việc lọc nước".

Kịch bản xử lý điển hình là chủ trại nuôi nhận được công văn của chính quyền nói rằng trang trại của họ vi phạm luật môi trường địa phương, có thể do chất thải không được xử lý, thải ra đường nước ở địa phương hoặc trực tiếp ra biển, hoặc trang trại không được cấp phép. Hoặc có người nuôi nhận được công văn cảnh cáo nuôi tôm chân trắng trong nhà kính trong đất liền không còn được phép. Chiến dịch còn có sự tham gia mạnh mẽ của truyền thông.

Chiến dịch môi trường cũng có thể khiến giá thủy sản tăng cao hơn. "Giá cá sống trên thị trường nội địa năm ngoái đã tăng so với năm trước", Hu nói. "Trong năm 2019 và 2020, giá sẽ vẫn ở mức cao hoặc sẽ tăng thêm ở một mức độ nào đó, theo dự báo thị trường của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc."

Năm 2018, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc có nhiều trại nuôi tôm bị xóa sổ. Ví dụ, tại Nam Thông, một quận ở Giang Tô, 30.000 mu ao nuôi tôm nhà kính nhỏ đã bị loại bỏ, trong khi ở Dương Châu, 9.000 mu nuôi lồng đã bị dỡ bỏ khỏi hồ. Tại Tô Châu, 45.000 mu nuôi lồng bị phá.  Tại tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc, 50.000 trại nuôi đã bị xóa ở quận Baoding trước ngày 31/10.

Trong khi đó, Quảng Đông và Hải Nam - 2 trong số các khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất Trung Quốc - cũng bị đóng cửa nhiều trại nuôi. Tại Phật Sơn, nơi có các nhà máy thức ăn lớn nhất Trung Quốc, nông dân đã bị cấm sử dụng các hồ chứa nước cho con người, với tổng diện tích 2.782 mu. Tại Hải Nam, tổng cộng 10.000 mu trại nuôi nằm trong kế hoạch đóng cửa năm 2018 và 2019.

Trong khi đó, ở miền bắc Trung Quốc, Thiên Tân, một đô thị cấp tỉnh, đã đóng cửa các trang trại bất hợp pháp vào năm ngoái và tuyên bố sẽ không còn cấp giấy phép nuôi biển năm 2019.

Khai thác thủy sản giảm

Bên cạnh sự sụt giảm mạnh sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Trung Quốc, sản lượng thủy sản khai thác năm ngoái cũng giảm vì có sự quản lý chặt chẽ hơn các nghề khai thác thủy sản, Cui nói. Mỗi năm các đội tàu Trung Quốc đánh bắt hơn 10 triệu tấn hải sản từ vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục thực hiện một hệ thống đánh bắt nghiêm ngặt vào mùa hè. Bởi vì lệnh cấm đánh bắt cá đã được mở rộng và Trung Quốc đang tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, vì vậy khai thác ở các vùng ven biển chắc chắn giảm.

Mặc dù Trung Quốc có thể chậm áp dụng các hệ thống quản lý nghề cá so với nhiều nơi khác trên thế giới, nhưng năm 2018 đáng chú ý là một số tiến bộ quan trọng trong các dự án quản lý nghề cá bền vững. Trong đó, Dự án cải tiến nghề khai thác ghẹ đỏ (FIP) đầu tiên được triển khai tại Trung Quốc và dự án FIP đầu tiên của Trung Quốc cho mực ống Nhật Bản.

Trung Quốc cũng đã hoàn thành chương trình Hạn ngạch được phép khai thác (TAC) thí điểm đầu tiên cho loài ghẹ ở ngoài khơi tỉnh Chiết Giang. Kết thúc chương trình, 1.612 tấn ghẹ đã được khai thác, tương đương 50,4% TAC.

Liên quan đến nghề cá xa bờ, Cui cho biết sản lượng sẽ "ổn định" vì Chính phủ sẽ không đầu tư vào lĩnh vực này và đầu tư tư nhân sẽ không tăng. Từ góc độ chính sách, Chính phủ sẽ tiếp tục khuyến khích các ngành thủy sản xanh và bền vững, dù là nội địa hay ven biển - đó là hướng phát triển của Trung Quốc.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục