Trữ lượng cá biển Thái Bình Dương dự kiến giảm 50-80% do biến đổi khí hậu

(vasep.com.vn) Theo một nghiên cứu mới đây của Chương trình Nereus and Nippon Foundation được công bố trong Chính sách Biển, nhiều quốc đảo Thái Bình Dương được dự đoán sẽ giảm 50 - 80% các loài sinh vật biển trong các ngư trường khai thác của mình vào cuối thế kỷ 21 nếu biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục không được kiểm soát. Đây là khu vực này được cho là chịu tác động nặng nề nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu.

Tác giả chính của nghiên cứu, Rebecca Asch thuộc trường Đại học East Carolina, cho biết dưới tác động của biến đổi khí hậu, khu vực Quần đảo Thái Bình Dương sẽ trở nên ấm hơn, ít oxy hơn, có tính axit cao hơn và sản sinh ra ít sinh vật phù du hơn, đây chính là các loài sinh vật hình thành nên các chuỗi thức ăn ở đại dương. Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật biển đã vượt quá 50% mức độ đa dạng sinh học hiện nay ở nhiều vùng và đôi khi đạt tới mức trên 80%.

Quần đảo Thái Bình Dương là vùng ấm nhất. Đây cũng là khu vực ít có sự biến đổi theo mùa, dường như cả năm có khí hậu như mùa hè. Chính vì không có các mùa rõ ràng, các loài động vật ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương có thể nhận thấy những điều kiện thay đổi đột ngột hơn khi biến đổi khí hậu diễn ra.

Đồng tác giả nghiên cứu này là Gabriel Reygondeau, nghiên cứu sinh của Nereus tại Đại học British Columbia, cho biết, sự nóng lên sẽ thúc đẩy nhiệt độ đại dương vượt quá các điều kiện mà sinh vật khu vực này chưa từng trải qua kể từ các thời kỳ địa chất. Do các sinh vật biển phải đối mặt với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và không có thời gian để thích ứng với những điều kiện nhiệt độ tăng, nhiều sinh vật sẽ bị tuyệt chủng hoặc di chuyển ra khỏi vùng tây Thái Bình Dương, khiến khu vực này giảm độ đa dạng sinh học.

Các tác giả đã xem xét đến tác động của biến đổi khí hậu trên hơn một nghìn loài, bao gồm những loài sống ở các rạn san hô và những sinh vật sống trong môi trường nước mở. Cả hai nhóm đều suy giảm đa dạng sinh học ở địa phương, nhưng tỷ lệ suy giảm cao hơn đối với các loài sống ở vùng nước mở.

Những thay đổi này sẽ gây bất lợi cho người dân đảo Thái Bình Dương, những người sống phụ thuộc vào các loài sinh vật biển làm nguồn thực phẩm, cơ hội kinh tế và di sản văn hoá. Các mối đe dọa khác là do nước biển dâng và các trận bão lớn ngày càng tăng. Ngoài ra, đây thường là các nước đang phát triển có ít nguồn lực sẵn có cho các sự thích ứng xã hội với biến đổi khí hậu.

Đồng tác giả William Cheung, Giám đốc Khoa học của Nereus cho biết, một điều hy vọng là mức độ của những thay đổi của đa dạng sinh học và nghề cá đã giảm đáng kể trong kịch bản biến đổi khí hậu, trong đó lượng phát thải khí nhà kính là gần với mức cần thiết để đạt được Hiệp định Khí hậu Paris. Kết quả là những thay đổi trong điều kiện của đại dương là không thể tránh khỏi, nhưng thay vào đó là những hành động trước mắt của tất cả các quốc gia để thực hiện cam kết của mình trong việc hạn chế phát thải khí nhà kính như đang được thảo luận trong COP23 tại Bonn, Đức vào giữa tháng 11/2017.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục