Thủy sản có vỏ là thực phẩm cần được ưu tiên trong chế độ ăn uống

(vasep.com.vn) Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng thủy hải sản trong chế độ ăn uống rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng Giáo sư Baukje de Roos, Phó giám đốc Viện Rowett tại Đại học Aberdeen của Scotland đồng thời là một nhà khoa học dinh dưỡng được quốc tế công nhận, cho rằng thủy sản có vỏ là một trong những thực phẩm quan trọng nhất cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người và nên được ưu tiên trong chế độ ăn uống.

Giáo sư de Roos, hiện đang nghiên cứu ảnh hưởng của thủy sản nuôi trên sức khỏe tim mạch và tình trạng vi chất dinh dưỡng, cập nhật các ý kiến tại Hội nghị người nuôi thủy sản có vỏ Scotland gần đây tại Oban, Scotland, về những lợi ích sức khỏe chính của thủy hải sản và vạch ra mối liên quan quan trọng của thủy sản có vỏ đến dinh dưỡng.

Giáo sư de Roos cho biết axit béo omega-3 giúp bảo vệ cơ thể chống lại cơn đột quỵ và giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành, trong khi vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương khỏe mạnh; và vitamin B12 có liên quan đến chức năng của hệ thần kinh, sự hình thành các tế bào máu đỏ và trong sản xuất năng lượng.

Các vi chất dinh dưỡng như selen, iốt và kẽm cũng được tìm thấy trong thủy sản có vỏ và tất cả đều có chức năng quan trọng.

Tại châu Âu, các quốc gia khác nhau đưa ra các khuyến nghị khác nhau cho tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người từ 125 gam/người/tuần ở Hà Lan, đến 450 gram ở Na Uy. Tuy nhiên, chỉ ở Tây Ban Nha và Scotland là mức tiêu thụ vượt mức trung bình, với mức tiêu thụ của Scotland gần gấp đôi mức trung bình 375 gram khuyến cáo cho mỗi người. Ở hầu hết các quốc gia, tiêu thụ thủy hải sản giảm xuống dưới mức trung bình được khuyến nghị.

Tuy nhiên, ở tất cả các nước thì người già tiêu thụ thủy sản nhiều nhất trong khi thanh thiếu niên cả hai giới ăn ít nhất. Đây là một xu hướng đáng lo ngại cần phải được đảo ngược, de Roos cho rằng những người trẻ tuổi có thể bị thu hút vào việc ăn nhiều thủy hải sản hơn bằng cách thưởng thức các món ăn mới và khác nhau.

Nhìn vào mức độ tổng hợp omega-3 trong cá và thủy sản có vỏ, cô chỉ ra rằng cá có chứa nhiều dầu như cá thu, cá trích và cá hồi, đi kèm với khuyến nghị ăn một khẩu phần mỗi tuần, chứa mức từ 1,1 đến 2,4 gam mỗi 100 gam thịt. Vẹm, sò và trứng sò điệp đều nằm trong phạm vi này, trong khi thịt cua nâu chứa hơn 3 gam cho mỗi khẩu phần 100 gam. Ngoài ra, langoustine, tôm hùm và thịt cua trắng đều chứa hàm lượng omega-3 cao hơn cá thịt trắng.

Tổng tỷ lệ phần trăm của các axit béo đã được tìm thấy là tương tự nhau bất kể mùa nào, trong khi vitamin B12, selen, kẽm và iốt có thể thay đổi trong suốt cả năm.

Riêng hàu có hàm lượng kẽm cao và sẽ là một phần năng lượng bổ sung tốt cho chế độ ăn uống của bất cứ ai bị thiếu hụt.

Hai nguyên tố vi lượng thường được tìm thấy trong thủy sản có vỏ bao gồm cadmium và chì cũng được tìm thấy ở mức tăng ở người sau khi tiêu thụ nhiều vẹm, nhưng chúng ở dưới mức nguy hiểm, ngay cả với ba khẩu phần mỗi tuần.

Cô đã chỉ ra một nghiên cứu gần đây được thực hiện để xây dựng số lượng các bữa ăn sử dụng vẹm cần thiết mỗi tuần để tạo ra thay đổi tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng.

Ăn ba khẩu phần 85 gam mỗi tuần trong 12 tuần được cho là có lợi cho sức khỏe nhất, nâng cao mức độ chỉ số omega-3 tương đương với nhóm người ăn cá hồi thường xuyên và cũng cũng làm tăng hàm lượng folate.

Nghiên cứu dân số cho thấy thang điểm dinh dưỡng đi từ một chỉ số thấp hơn 2 đến 12 trên thang điểm mà mức 7 là mức tối thiểu cần thiết để duy trì sức khỏe tốt và số điểm từ 8 trở lên là tốt. Các mức độ này có thể dễ dàng được phát hiện bằng việc thử máu trên ngón tay.

Những kết quả này chủ yếu là nhờ việc tăng tiêu thụ thủy sản, nhưng yếu tố di truyền cũng đóng một phần, De Roos cho biết. Tuy nhiên, thông điệp chung đưa ra là nên “ăn nhiều thủy sản có vỏ”.

Cô giải thích rằng thủy sản có vỏ có lợi cho sức khỏe nhờ thành phần omega-3 và kỳ vọng vị trí của thủy sản có vỏ được thay đổi.

Theo Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu, để tuyên bố rằng một sản phẩm là 'nguồn' một chất dinh dưỡng, nó nên chứa 15% lượng hàng ngày được đề nghị (RDA) trong 100 gram, hoặc 15% lượng cho tiêu thụ.

Để đưa một sản phẩm ở mức dinh dưỡng “cao”, sản phẩm phải chứa 30% RDA trong 100 gam, hoặc 30% lượng hợp lý mà chúng có thể dự kiến cho ​​tiêu thụ. Đối với cá, điều này có thể cần phải được dựa trên cơ sở hàng tuần.

Điều này có nghĩa là vẹm, hàu, sò điệp, cua, tôm hùm và langoustine đều có thể coi là 'nguồn' axit béo omega-3, và vẹm, hàu, trứng sò và thịt cua nâu có thể được coi là chưa hàm lượng 'axit béo omega-3' cao, De Roes cho biết. 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục