Thái Lan trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên phê chuẩn Công ước lao động nghề cá

(vasep.com.vn) Quỹ Tư pháp Môi trường (EJF) cho biết, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước lao động nghề cá (C188), trong đó đặt ra các tiêu chuẩn cơ bản về lao động hợp lệ trong ngành khai thác thủy sản.

Bất chấp "các chiến thuật gây cản trở và những ý đồ phá vỡ quy trình của một số bộ phận trong  ngành thủy sản", hội đồng lập pháp quốc gia của Thái Lan đã bỏ phiếu phê chuẩn công ước vào ngày 29/11. Nếu không còn sự phản đối, công ước sẽ được thực hiện vào tháng 1/2019.

EJF, đã tư vấn cho chính phủ Thái Lan về những vấn đề này từ năm 2013, hoan nghênh sự tiến bộ và kêu gọi Thái Lan tiếp tục cải cách.

Trong những thập kỷ gần đây, đội tàu đánh cá của Thái Lan vướng vào vụ việc lao động nô lệ, lạm dụng thể chất, buôn bán người và thậm chí sát hại người lao động di cư không có khả năng kháng cự. Vì không có hành động chống lại các tội phạm này ngành thủy sản của Thái Lan tai tiếng toàn cầu là một trong những ngành kinh tế lạm dụng và hủy hoại nhất trên thế giới".

Bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế về lao động hợp lệ trong nghề cá, Công ước Lao động nghề cá của Tổ chức Lao động Quốc tế (C188) được xây dựng để loại trừ tình trạng lạm dụng lao động. Đầu năm nay, Chính phủ Hoàng gia Thái Lan đã thông báo ý định phê chuẩn công ước này trước cuối năm nay.

Tuy nhiên, các đại diện ngành như Hiệp hội Thủy sản Thái Lan (NFAT) đã sử dụng các chiến thuật hung hăng và gây rối để làm hỏng các cải cách lập pháp nhằm tránh bất kỳ quy định nào để bảo vệ người lao động nghề cá. NFAT đã tuyên truyền những thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến những nỗ lực cải cách.

NFAT đã bỏ qua những lời hứa trước đó về việc hợp tác với chính phủ dẹp bỏ những vi phạm nhân quyền và lao động trong ngành đánh cá. Năm 2019, Thái Lan sẽ trở thành chủ tịch của ASEAN, có cơ hội duy nhất để thể hiện vai trò lãnh đạo trong khu vực, khích lệ các nước láng giềng học tập theo. 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục