Nuôi trồng thủy sản liệu có thể thúc đẩy nền kinh tế Caribe ?

(vasep.com.vn) Theo một nghiên cứu của trường Đại học California được công bố đầu năm nay, khu vực Caribe có tiềm năng sản xuất hơn 34 triệu tấn thủy sản mỗi năm, nhiều hơn gấp đôi so với sản lượng thủy sản hiện tại, thông qua hoạt động nuôi ngoài khơi hoặc hệ thống nuôi mở đại dương, một cách tiếp cận mới trong nuôi trồng thủy sản, nơi các trại nuôi nằm cách xa bờ và được đặt ở vùng nước sâu hơn.

Những phát hiện này có giá trị đặc biệt do trữ lượng cá trong khu vực đã được đánh bắt gần với sản lượng bền vững tối đa (MSY). Nhiều quốc gia nhỏ đang phát triển ở vùng biển Caribe đang phải đối mặt với sự mất cân bằng thương mại khi sự phụ thuộc vào các sản phẩm thủy sản NK tiếp tục tăng, các quốc gia này hiện chiếm khoảng một nửa nguồn cung cho cả khu vực.

Trong 5 năm qua, hơn một nửa trong số 171 triệu tấn nguồn cung thủy sản toàn cầu từ nuôi trồng thủy sản (FAO). Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thủy sản hàng năm đã vượt qua tốc độ tăng trưởng của tiêu thụ thịt. Với việc sản lượng khai thác thủy sản tương đối ổn định, nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành sản xuất thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất hiện nay, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,8%.

Năm 2018, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 80 triệu tấn với giá trị khoảng 231,6 tỷ USD. Ngành thủy sản đem lại thu nhập cho hơn 20 triệu người trên toàn thế giới, tuy nhiên chỉ 4% dân số toàn cầu hiện đang tham gia vào hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản có nguồn gốc từ vùng biển Caribe. So với mức trung bình toàn cầu, sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng Caribe tăng trưởng chậm hơn và thường gặp nhiều rào cản hơn các khu vực khác. Tính đến năm 2014, Caribe chỉ chiếm khoảng 0,05% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới với khoảng 3351,6 nghìn tấn (FAO, 2016).

Nuôi trồng thủy sản ngoài khơi mang lại cơ hội to lớn như một ngành kinh tế cho khu vực với việc khai thác tối thiểu các hệ sinh thái biển. Trong điều kiện thị trường hiện tại, Caribe có thể đạt sản lượng thủy sản như hiện tại bằng cách chỉ cần nuôi 0,006% không gian biển.

Trong khi các cơ hội thu lợi nhuận bằng giao thương hiện diện rõ ràng, khu vực này lại đang gặp khó khăn trong việc theo kịp xu hướng thị trường. Trinidad và Tobago, quốc gia theo nghiên cứu của Đại học California là một trong những thị trường tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản ngoài khơi đem lợi nhuận cao, đã gặp khó khăn. Theo Ryan Mohammed, cựu chủ tịch Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản Trinidad và Tobago (AquaTT), sản lượng nuôi trồng thủy sản của nước này đã giảm từ 50 tấn trong giai đoạn 2011-2014 xuống còn 5 tấn vào năm 2018.

Các vấn đề về quản lý cần được quan tâm vì ngành thủy sản đang phải đối diện với áp lực từ biến đổi khí hậu và khai thác quá mức. Sản xuất bền vững và quan sát các thực hành về môi trường cũng là một mối quan tâm. Trên toàn cầu, các hoạt động nuôi trồng thủy sản không bền vững đã thải 1,82% vào lượng khí thải mêtan toàn cầu, sự tập trung chất thải của cá và rận biển ở các hệ sinh thái gần bờ phá hủy môi trường sống và làm mất đa dạng sinh học.

Điều đáng quan tâm là các vùng nước sâu hơn và dòng chảy mạnh hơn ngoài khơi có thể làm loãng và rửa trôi các chất ô nhiễm, do đó hoạt động nuôi ngoài khơi sẽ thân thiện với môi trường hơn so với nuôi gần bờ. Nếu được quản lý và được cấp vốn thích hợp, nuôi trồng thủy sản xa bờ không chỉ hỗ trợ cho việc bổ sung sản lượng cho hoạt động nuôi trồng ven biển mà còn làm hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến môi trường ven biển.

Tiến sĩ Iris Monnereau, Điều phối viên dự án khu vực của dự án CC4FISH (Thích ứng biến đổi khí hậu của ngành thủy sản Đông Caribê) tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp cho rằng “ Dựa vào hiệu quả không gian của nuôi trồng thủy sản và thông qua lựa chọn kỹ lưỡng các vùng nuôi, khu vực Caribe có thể gặt hái được những lợi ích về mặt dinh dưỡng và kinh tế của hệ thống nuôi.

FAO dự đoán đến năm 2030, sản lượng kết hợp từ khai thác và nuôi trồng thủy sản sẽ tăng lên 201 triệu tấn với nuôi trồng thủy sản là nguồn cung cấp thủy sản chủ yếu cho thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Caribe có thể cạnh tranh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đại dương đang phát triển, nhưng khu vực này cũng phải vượt qua các rào cản về quản trị, hậu cần và đầu tư.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục